Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence (trái) và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (phải) đã ký kết một thỏa thuận chung liên quan đến an ninh mạng 5G. Ảnh: Gizchina |
Tuyên bố chung trong biên bản thỏa thuận giữa hai nước không hề đề cập đến tên công ty viễn thông Trung Quốc nhưng phía Ba Lan đã tuyên bố rằng nước này sẽ xem xét một cách cẩn thận và nghiêm túc đối với những công ty quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng 5G, liệu nhà cung cấp này có chịu sự kiểm soát của chính phủ nước đó hay không.
Mỹ vẫn luôn cho rằng Huawei là “chân trong”, gián điệp, chịu sự kiểm soát của chính phủ Bắc Kinh. Lãnh đạo hai nước Mỹ và Ba Lan đã chính thức kỳ một thỏa thuận vào hôm thứ Hai, ngày 2/9 trong chuyến thăm của ông Pence tới Ba Lan.
Ảnh: Gizchina
|
Chính phủ Mỹ đã ra sức kêu gọi các đồng minh của mình không sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei, đặc biệt trong việc xây dựng cơ sơ hạ tầng mạng 5G với lý do các thiết bị của công ty này có thể bị Trung Quốc lợi dụng, phục vụ cho hoạt động gián điệp. Cả Huawei và Bắc Kinh đều phủ nhận cáo buộc này.
“Thỏa thuận sẽ giúp chúng tôi bảo đảm an ninh cho cơ sở hạ tầng mạng 5G của mình”, ông Pence phát biểu tại một cuộc họp báo vào hôm thứ Hai. “Tuyên bố sẽ là “hình mẫu” cho các quốc gia châu Âu còn lại”, ông nhấn mạnh.
Trước chiến dịch kêu gọi tẩy chay Huawei trong quá trình xây dựng mạng 5G, các đồng minh của Mỹ có thái độ ủng hộ một cách miễn cưỡng, một phần vì lo ngại lập trường cứng rắn với Huawei sẽ làm “sứt mẻ” mối quan hệ với Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích trong ngành viễn thông đều cho rằng Huawei vượt xa các đối thủ châu Âu trong việc phát triển các công nghệ cần thiết để thương mại hóa mạng 5G.
Ba Lan là một trường hợp ngoại lệ ở châu Âu. Quan hệ đối ngoại với Trung Quốc diễn ra khá “mờ nhạt” trong khi đó nước này luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Washington.
Vào tháng 1 năm nay, cảnh sát nước này đã bắt giữ một Giám đốc của Huawei ở Warsaw với cáo buộc làm gián điệp. Huawei đã cho sa thải vị Giám đốc này nhưng bác bỏ mọi cáo buộc.
Theo WSJ