Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông vừa cho biết sẽ chi 1.750 tỷ đồng cho kế hoạch nghiên cứu, tham vấn khung hướng dẫn đào tạo nghề cho lao động nông thôn để lao động nông thôn nâng cao thu nhập, đạt tỷ có việc làm sau khi đào tạo trên 80%.
Kế hoạch mới này sẽ chủ yếu đào tạo dạy thực hành cho lao động tại nơi sản xuất, lựa chọn các dự án phát triển sản xuất, an sinh xã hội, dự án cánh đồng mẫu lớn và vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp đang xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa tập trung có liên kết tiêu thụ sản phẩm, sản xuất công nghệ cao… sẽ là đối tượng được ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực.
Kế hoạch này cũng được kỳ vọng sẽ khắc phục những hạn chế trong các quy định trước đó về đào tạo nguồn nhân lực cho lao động nông thôn như không phân biệt rõ ràng giữa đào tạo nghề và tập huấn khuyến nông, chương trình đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn người nông dân và đơn vị sản xuất....
Tuy nhiên, việc đào tạo này chỉ là chất xúc tác, để có hiệu quả thực sự cho đào tạo nhân lực, thì doanh nghiệp mới là đối tượng gốc. Mặt khác, để quá trình đào tạo thực sự hiệu quả, cần chuyển đổi các lớp học hội trường thành các lớp học hiện trường và đòi hỏi nguồn lực giáo viên có trình độ rất cao.
Tuy vậy, theo số liệu báo cáo mới đây của Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) 9 tháng đầu năm ở khu vực nông thôn là 5,27%. Tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,11%, cao hơn so với năm 2015.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu