Đến thời điểm này, Washington và Moscow vẫn ràng buộc bởi Hiệp ước triệt tiêu lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), không cho phép một trong hai bên phát triển hoặc triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo trên đất liền với tầm bắn từ 500km đến 5.500km, liên quan đến tất cả các hệ thống tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Trong khuôn khổ của hiệp định này, Mỹ bị hạn chế không thể đáp trả với khả năng tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm trung, đang được các quốc gia Iran, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên phát triển manh. Trong hiệp ước ký kết từ thời Chiến tranh Lạnh, không tính đến sự xuất hiện của các cường quốc tên lửa lớn thứ ba, không hạn chế khả năng phát triển tên lửa của các các quốc gia khác trên chiến trường Trung Đông và bán đảo Triều Tiên.
Nga thành công trong việc phát triển một tên lửa đạn đạo tầm ngắn, có những tính năng kỹ thuật hàng đầu thế giới, tổ hơp 9K720 Iskander, đưa vào biên chế năm 2006, có tầm bắn tối đa 500km.
Tên lửa đạn đạo – hành trình này gây lên sự quan ngại sâu sắc của Mỹ và những đồng minh NATO, trở thành một loại vũ khí thay đổi luật chơi trong trường hợp bùng phát chiến tranh ở châu Âu. Iskander là vũ khí chiến thuật và chiến lược với những tính năng kỹ thuật mở, sử dụng các đầu đạn thông thường có những tính năng đặc trưng chuyên sâu như đầu đạn xuyên phá hầm ngầm, đầu đạn tác chiến điện tử EMP, mang đầu đạn thứ cấp, đầu đạn nổ phá mảnh tăng cường. Tên lửa có thể lắp đặt đầu đạn hạt nhân.
Tổ hợp Iskander sử dụng xe phóng địa hình, có khả năng cơ động cao và triển khai nhanh. Các tên lửa Iskander có độ chính xác cực kỳ cao, sai lệch mục tiêu chỉ trong vòng 5-7m ngay cả khi bắn phóng trên tầm xa nhất. Tên lửa sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn giúp dễ dàng triển khai nhanh từ các xe vừa là phương tiện vận tải vừa là bệ phóng di động. Tên lửa được thiết kế để tránh các hệ thống đánh chặn tinh vi, hiện đại nhất của phương Tây hiện nay, bao gồm cả Patriot. Những hệ thống phòng thủ tên lửa thường có có hiệu suất thấp khi đánh chặn các tên lửa như Scud B của những năm 1960 và hoàn toàn không thể gây khó khăn với Iskander.
Tiến sĩ Thomas Bussing, phó chủ tịch phát triển các sản phẩm tên lửa tiên tiến của tập đoàn Raytheon, cho biết: Đáp trả sự phát triển tên lửa Iskander Nga, quân đội Mỹ ký hợp đồng với tập đoàn Raytheon phát triển một hệ thống tên lửa tấn công chính xác tiên tiến, có định danh là DeepStrike. Tên lửa duy trì tầm bắn từ 300-499km, sẽ thay thế hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội hiện nay, được thiết kế vào những năm 1980, triển khai ở Mỹ và Hàn Quốc.
DeepStrike sẽ cho phép Mỹ khả năng trả đũa lại tên lửa Iskander của Nga trên chiến trường châu Âu, nhưng hoàn toàn không phải là đòn đáp trả các tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Hệ thống phóng có thể bắn hai tên lửa từ một hệ thống phóng, khi được biên chế sẽ là tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm xa nhất trong quân đội Mỹ.
Mặc dù có được những tính năng kỹ chiến thuật rất cao, hệ thống DeepStrike chỉ làm giảm bớt những khó khăn của quân đội Mỹ trong việc đáp trả các hệ thống tên lửa của những đối thủ tiềm năng. Tháng 02.2018, Bắc Triều Tiên công bố một tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-10, có cấu trục tương tự như tên lửa Iskander, nhưng không có những hạn chế về tầm bắn tên lửa như của Nga, Bình Nhưỡng không phải là một bên của hiệp ước INF. Hệ thống tên lửa này được sử dụng như vũ khí chiến thuật tiên tiến tấn công vào lực lượng Mỹ, trên khoảng cách vượt quá 500km, nhưng hệ thống DeepStrike không thể đáp trả do đuối tầm.
Iran cũng đang triển khai một hệ thống vũ khí đạn đạo với sự hỗ trợ của Bắc Triều Tiên, có thể tấn công các căn cứ địa Mỹ ở Afghanistan và Trung Đông nhưng DeepStrike không thể đáp trả do quá tầm. Những tên lửa đạn đạo Shahab-3, tên của Iran đặt cho tên lửa Ngô Đồng -1 do Bắc Triều Tiên phát triển, có tầm bắn gấp ba lần so với phạm vi tấn công của DeepStrike và một đầu đạn lớn hơn nhiều, tên lửa nếu phóng từ khu vực phía tây Iran sẽ tấn công tất cả các mục tiêu trên khắp đất nước Afghanistan.
Thực tế, tên lửa chiến dịch – chiến thuật DeepStrike vẫn chỉ là một phần câu trả lời cho một câu hỏi hóc búa quan trọng, quân đội Mỹ chưa đưa ra một giải pháp hiệu quả. Các giải pháp khác, bao gồm sự phát triển của đạn pháo tên lửa siêu âm, tăng cường máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới nhất của Không quân vai trò chống tên lửa, chỉ để bù đắp cho những thiếu sót của hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất và vẫn chỉ là lựa chọn thay thế.
Việc Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp ước INF cho thấy, hệ thống tên lửa chiến dich, chiến thuật Deepstrike có thể mở rộng tầm bắn hiệu quả, hoặc phát triển các loại vũ khí tầm xa khác dựa trên các công nghệ tương tự để có thể đánh trả đối phương trên những phạm vi lớn hơn.