Theo số liệu cung cấp bởi Harvey Nash - tập đoàn tuyển dụng nhân sự cấp cao ngành công nghệ. Hơn một triệu cơ sở y tế trên thế giới dùng phần mềm được phát triển bởi kỹ sư Việt Nam nhằm giảm các lỗi y tế, cải thiện khả năng chăm sóc bệnh nhân. 4 triệu trẻ em tại Anh đang dùng phần mềm dạy học do kỹ sư Việt Nam viết. 200 triệu người dùng Google sử dụng phần mềm gắn thẻ (tag) ảnh được cung cấp bởi các lập trình viên Việt Nam.
Theo hiệp hội thương mại Nasscom, ngành công nghiệp gia công phần mềm của Ấn Độ vừa chứng kiến sự sụt giảm về việc làm lớn nhất trong bảy năm qua, trong khi ngành công nghệ thông tin cũng xảy ra tình trạng thất nghiệp tăng cao.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam, một quốc gia nhỏ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương lại nổi lên như một điểm sáng. Thực tế, ngành gia công phần mềm CNTT ở Việt Nam còn khá non trẻ. Hơn một thập kỷ trước, Harvey Nash và một số tập đoàn công nghệ đa quốc gia gồm Intel, Oracle đã bắt đầu biết cách tận dụng lực lượng lao động công nghệ ngày càng tăng tại Việt Nam.
Ngoài việc phát triển chính sách mới để thu hút doanh nghiệp công nghệ cao, chính phủ Việt Nam còn đầu tư mạnh vào giáo dục STEM, kết quả là chúng ta có một lực lượng lao động công nghệ phong phú và tay nghề cao.
Nhiều trẻ em tại Việt Nam đã được dạy lập trình và tiếng Anh từ nhỏ.
Kể từ đó, các ngành công nghiệp công nghệ và gia công phần mềm tại Việt Nam đã tăng trưởng đều đặn. Năm 2017, Việt Nam tăng 5 điểm trong bảng xếp hạng Chỉ số vị trí dịch vụ toàn cầu. Thành công này đã khiến Việt Nam trở thành một mối quan tâm lớn của các công ty như Intel , IBM , Samsung Display, Nokia và Microsoft...
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và đã nỗ lực để các công ty nước ngoài dễ dàng đầu tư tại Việt Nam. Các chuyên gia công nghệ tại Việt Nam rất thoải mái với công việc nhanh chóng thích nghi với mọi thứ, sẵn sàng thách thức và thể hiện tinh thần sáng tạo. Hệ thống giáo dục đang nỗ lực để đảm bảo rằng tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ thứ hai thay vì chỉ là một ngoại ngữ bổ sung.
Sự khác biệt về văn hóa đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với các công ty nước ngoài. Ở Ấn Độ, Philippines và Malaysia, các chuyên gia thường rời khỏi đất nước và theo đuổi sự nghiệp thăng tiến ở nước ngoài, trong khi các chuyên gia Việt Nam thường làm việc ở gần nhà.
Việt Nam đang làm việc để phát triển lực lượng lao động có tay nghề cao nhằm cạnh tranh với các nước láng giềng trong khu vực như Singapore, Malaysia và Philippines. Chẳng hạn, Đại học Cornell đang tư vấn cho sự phát triển của một trường đại học đẳng cấp thế giới tại Hà Nội, trong khi Đại học Fulbright sẽ sớm mở một cơ sở tại TP.HCM. Với loại hình tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và khoa học ở cấp đại học, Việt Nam đang đảm bảo rằng đa số sinh viên tốt nghiệp đại học của mình sẽ có bằng STEM.
Sự đa dạng về giới tính trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam cũng rất ấn tượng. Tại Harvey Nash, số lượng nhân viên nữ nhiều hơn nam giới, họ vẫn dẫn đầu và có tốc độ thăng tiến như nam giới.
Thách thức và cơ hội
Việt Nam là một trung tâm mới nổi trong việc gia công phần mềm CNTT, nơi các doanh nghiệp đang tìm kiếm để xây dựng AI (trí tuệ nhân tạo), máy học và blockchain. Sự khác biệt về vị trí làm việc, múi giờ đôi khi cũng gây ra một số khó khăn trong việc giao tiếp. Tuy nhiên, việc này vẫn tạo ra lợi thế về năng suất. Ví dụ, các nhóm ở nước ngoài có thể chủ động lập kế hoạch khối lượng công việc vào đêm hôm trước, và sáng hôm sau các nhân viên tại Việt Nam sẽ thực hiện ngay.
Trong khi Ấn Độ đang trải qua giai đoạn sụt giảm và khó khăn, các khu vực như Việt Nam, Campuchia và Thái Lan vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Để có thể phát triển lâu dài, Việt Nam cần duy trì sự tích cực trong việc đào tạo. Sự đầu tư của chính phủ bền vững trong giáo dục STEM và mở rộng diện mạo của các tập đoàn đa quốc gia sẽ thúc đẩy cả lực lượng lao động và thị trường ở Việt Nam.
Theo PLO