Thực trạng du lịch Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Du lịch Việt Nam, tính đến tháng 8/2018, đã có hơn 10,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2017. Ngành du lịch và dịch vụ cũng đã đóng góp trực tiếp vào GDP của Việt Nam là 6,7%/năm.
Dựa vào đà tăng trưởng trên, ước tính kể từ năm 2018 - 2028 ngành du lịch, dịch vụ Việt Nam được dự báo là sẽ đóng góp vào GDP khoảng 6%/năm. Cũng từ năm 2028, dự kiến số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 13,7 triệu lượt và đóng góp vào GDP khoảng 6,2%.
Trước những ưu đãi của môi trường cảnh quan thiên nhiên và lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời… Việt Nam sớm trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách quốc tế trong những năm gần đây. Vì vậy, để phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, cùng với Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiêp 4.0, trong đó nêu rõ yêu cầu đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh.
Ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 35 tỷ USD tổng thu từ khách du lịch, bênh cạnh đó Du lịch VN đang đứng trước yêu cầu đổi mới và thích ứng với thời đại công nghệ số, ngày 22/11/2017, Tổng cục du lịch Việt Nam và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã k ý kết thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến du khách thông qua dịch vụ viễn thông - CNTT, đồng thời cung cấp các giải pháp VT - CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Du lịch thông minh không còn mới lạ ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi mà một loạt các nước như Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Singapore, Dubai…đã tiến hành phát triển du lịch theo hướng thông minh. Từ tìm kiếm, tra cứu thông tin về du lịch; tìm hiểu nhà hàng và hành trình du lịch; thu thập dữ liệu về khách du lịch; bản đồ tương tác, phát wifi miễn phí… đã trở thành xu hướng du lịch thông minh trên thế giới.
Tại Việt Nam, nhiều tỉnh thành phố cũng đã bắt đầu phát triển mô hình du lịch thông minh. Tp. Hà Nội cũng là một trong những địa phương sớm bắt tay triển khai cổng thông tin, ứng dụng du lịch trên điện thoại thông minh, kho tích hợp dữ liệu, Wifi du lịch, booth tra cứu du lịch, điện thoại cho khách du lịch... Còn tại Tp. Hồ Chí Minh, Sở Du lịch đã cung cấp các trạm thông tin và hỗ trợ du khách; hệ thống bản đồ thông tin địa lý về cơ sở dữ liệu du lịch; Cổng thông tin; ứng dụng du lịch trên smartphone. Du lịch Đà Nẵng cũng đã có những thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây với các Chatbot Danang Fanstaticity tra cứu thông tin về du lịch Đà Nẵng; cổng thông tin ứng dụng di động; nhận biết hướng dẫn viên giả… Cả 03 thành phố này đều đang hợp tác triển khai các dự án du lịch thông minh với Tập đoàn VNPT.
Giải pháp Du lịch thông minh VNPT-Smart Tourism
Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, giải pháp du lịch thông minh của VNPT mang lại lợi ích thiết thực cho cả 03 bên gồm Người dân/du khách, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Cụ thể, với du khách, trải nghiệm hành trình du lịch được nâng cao; tra cứu, nắm bắt thông tin dễ dàng; tiết kiệm thời gian, chi phí hơn. Với cơ quan quản lý nhà nước, việc quản lý hoạt động du lịch dễ dàng hơn, đảm bảo an ninh trật tự cho du khách; hoạt động quảng bá du lịch hướng tới phát triển thị trường quốc tế đơn giản hơn; ngân sách từ du lịch được tăng lên; dễ dàng nắm bắt được số liệu về du lịch từ đó có thể dự báo và ra quyết định chính xác để tạo tính đột phá… Còn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đây được xem là cơ hội kinh doanh, quảng bá góp phần tăng doanh thu; tạo liên kết chuỗi, phát triển chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch hoàn chỉnh; tiết kiệm thời gian, chi phí quảng bá du lịch; báo cáo các cơ quan quản lý, giải quyết thủ tục hành chính và pháp lý thuận tiện, nhanh chóng.
Tính đến thời điểm này, đã có hơn 25 tỉnh, thành phố hợp tác xây dựng Du lịch thông minh với VNPT gồm Phú Quốc, Lào Cai, Ninh Bình, Đà Lạt, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Cao Bằng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đăk Lăk, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Hà Nam, Quảng Nam, Phú Yên, Tây Ninh, Bình Thuận…Trong số các sản phẩm ứng dụng của VNPT-Smart Tourism được nhiều địa phương lựa chọn để đưa vào vận hành phải kể đến phương tiện hỗ trợ thông tin du lịch; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu du lịch; hệ thống quản lý lưu trú; cổng thông tin du lịch trên di động; tích hợp bản đồ số du lịch; wifi du lịch.
Với VNPT, phát triển các sản phẩm dịch vụ viễn thông - CNTT được xem là sứ mệnh mà Tập đoàn luôn nỗ lực thực hiện trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển. Trước xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, VNPT đã tận dụng mọi nguồn lực sẵn có từ hạ tầng mạng băng rộng và siêu rộng trên cả mạng cố định và di động để đưa các công nghệ mới vào vận hành, tạo ra các kết nối thông minh, từ đó cung cấp các dịch vụ, tiện ích thông minh, cung cấp các dịch vụ và ứng dụng CNTT thông minh, quản trị sáng tạo để phục vụ hạ tầng cho hàng loạt dịch vụ hiện đại, đáp ứng tối đa cho nhiều khách hàng khác nhau, trong đó du lịch cũng là một trong những tập khách hàng được hưởng lợi nhiều nhất.
Theo XHTT