Đơn vị nào dẫn đầu thị trường chuyển phát nhanh?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thị trường bưu chính, chuyển phát chứng kiến cuộc cạnh tranh giành thị phần khốc liệt và sự soán ngôi của các doanh nghiệp trẻ, năng động.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đơn vị vận chuyển là giá cả, chất lượng giao nhận, thời gian giao hàng, thái độ shipper và chăm sóc khách hàng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đơn vị vận chuyển là giá cả, chất lượng giao nhận, thời gian giao hàng, thái độ shipper và chăm sóc khách hàng.

5 năm gần đây, hoạt động bưu chính chuyển dịch mạnh mẽ với sự bùng nổ của thương mại điện tử. Thị trường bưu chính, chuyển phát chứng kiến cuộc cạnh tranh giành thị phần khốc liệt và sự soán ngôi của các doanh nghiệp trẻ, năng động.

Ngay trong nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bưu chính chuyển phát, thị phần biến động không ngừng. Trước đây Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) chiếm thế thượng phong nhưng kể từ năm 2022, Viettel Post vươn lên dẫn đầu ngành. Theo ước tính của Vietdata, thị phần của Viettel Post tiếp tục tăng lên 17,2% trong năm 2023.

Xếp thứ hai là Shopee Express, với 15,7% thị phần, giữ vị trí thứ 2. Giao hàng tiết kiệm (GHTK) giữ vị trí thứ 3 với 14,5% thị phần, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có phần chững lại.

Nhóm doanh nghiệp bưu chính truyền thống như Vietnam Post và EMS lần lượt xếp tiếp theo với 13,8% (xếp vị trí thứ 4) và 3,05% thị phần.

Trong khi đó, J&T Express và Giao hàng nhanh (GHN) bứt phá mạnh mẽ, liên tục thu hẹp khoảng cách với các đối thủ, đạt lần lượt là 10,6% và 7,91% thị phần năm 2023.

Picture2.png
Thị phần của các doanh nghiệp chuyển phát toàn quốc năm 2023 - theo báo cáo thường niên của Vietdata.

Thị phần còn lại là các doanh nghiệp chuyển phát nhỏ như Ninja Van, BEST Express, Nhất Tín Express, 247Express…, và các đơn vị chuyển phát thuộc các sàn thương mại điện tử khác như TikiNOW, Sendo Express, Lazada Express,...

Về sự thay đổi thứ hạng của các doanh nghiệp bưu chính, trước tiên phải kể tới Vietnam Post. Nhìn ngược lại năm 2023, Vietnam Post ước đạt doanh thu 17.955 tỷ đồng, tổng lợi nhuận 615,2 tỷ đồng.

Để lấy lại vị thế, trong nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024, Vietnam Post đặt mục tiêu "đưa các dịch vụ mới vào khai thác để thích ứng nhanh với chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, triển khai đề án thương mại điện tử xuyên biên giới; thúc đẩy kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử Buudien.vn để mở rộng không gian kinh doanh".

Ở thế ngược lại, Viettel Post tăng trưởng mạnh mẽ sau cổ phần hóa. Viettel Post ước tính doanh thu năm 2023 tăng 30% so với năm 2022 và lợi nhuận tăng 47%. Đây là mức tăng trưởng rất cao so với bình quân của ngành (khoảng 9,3%). Trước đó, năm 2022, Viettel Post đạt doanh thu 21.742,76 tỷ đồng, hoàn thành 84,53% kế hoạch, tương đương năm 2021 (tăng trưởng 0,87%). Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 323,42 tỷ đồng, hoàn thành 51,91% kế hoạch.

photo1652936223150-1652936223302244980720-1652936272885474056102-3362.jpg
J&T có tỷ lệ bưu gửi đáp ứng thời gian toàn trình cam kết cao nhất (100%).

Thành lập hơn 10 năm nay, GHTK là cũng một cái tên nổi bật, hiện đang nắm giữ thị phần số 3 trên thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam. Cùng với hai ông lớn nội địa của ngành chuyển phát, GHTK đứng thứ 3 trong khối doanh nghiệp nội nhờ tốc độ nhanh, giá cước cạnh tranh và đặc biệt nền tảng công nghệ mạnh. Ngoài ra, thương hiệu có độ phủ sóng tại 63 trung tâm tỉnh thành trên cả nước với quy mô hơn 1.000 trung tâm vận hành và 550 chi nhánh.

Đặc biệt, GHTK dẫn đầu thị phần trong phân khúc phục vụ chuyển phát cho thương mại điện tử (eLogistics); chuyên cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi (Last-Mile Delivery) và thu tiền tận nơi (Cash-on Delivery) cho các cửa hàng và doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.

Theo Vietdata, mặc dù GHTK vẫn mang về trên dưới 8.500 tỷ đồng và lãi vài trăm tỷ đồng mỗi năm, nhưng GHTK cũng đang đối mặt với một số thách thức trong việc duy trì đà tăng trưởng và thị phần. Năm 2023, mặc dù doanh thu chỉ giảm nhẹ 1,3% so với năm trước, nhưng thị phần của doanh nghiệp này đã từ 16% (2022) xuống còn 14,5%.

Trong khối ông lớn ngành bưu chính, SPX Express (tiền thân là Shopee Express) trở thành gương mặt điển hình của khối ngoại, là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, được quản lý bởi sàn TMĐT Shopee. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều thương hiệu chuyển phát nhanh trên thị trường hiện nay, nhưng đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Ra đời vào năm 2020, nhưng đến nay SPX Express đã có trong tay 15,65% thị phần toàn thị trường (tăng so với mức 7,84% năm 2021), với doanh thu năm 2023 đạt gần 9.300 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm trước, nhanh chóng vươn lên chiếm lĩnh thị trường ở vị trí thứ 2 (chỉ xếp sau Viettel Post).

Hiện SPX Express và sở hữu tổng cộng 770 điểm dịch vụ, trải dài khắp tỉnh thành trong cả nước, đồng thời hợp tác chuyển phát cho gần 130 đơn vị ngoài hệ sinh thái của Shopee.

Gần 1,5% số doanh nghiệp chuyển phát nắm 90,5% thị phần

Báo cáo mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, năm 2023, doanh thu dịch vụ bưu chính đạt khoảng 58.900 tỷ đồng (tăng 9,3% so với năm 2022), trong đó doanh thu dịch vụ gói, kiện thương mại điện tử đạt hơn 38.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 64%); nộp ngân sách nhà nước khoảng 5.750 tỷ đồng, tăng 0,5% so với năm 2022. Sản lượng bưu chính năm 2023 ước đạt 2,5 tỷ bưu gửi (tăng 32,3% so với năm 2022), trong đó, sản lượng gói, kiện thương mại điện tử là 1,84 tỷ bưu gửi (chiếm khoảng 75%).

giao-hang.jpg
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, cạnh tranh chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp bưu chính tham gia chuyển phát gói, kiện thương mại điện tử.

Từ năm 2020 trở lại đây đang có xu hướng các sàn thương mại điện tử xây dựng hệ sinh thái khép kín, bao gồm: doanh nghiệp sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp bưu chính để vận chuyển hàng hóa trên sàn, nền tảng thanh toán...

Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động, các doanh nghiệp bưu chính của các sàn thương mại điện tử đã tăng trưởng nhanh chóng, chỉ trong 2 - 3 năm đã thuộc top 10 doanh nghiệp bưu chính có thị phần sản lượng lớn nhất trên thị trường.

Cũng như nhìn nhận của Bộ Thông tin và Truyền thông, đánh giá của Vietdata có nhiều điểm thống nhất khi nhận định đà tăng trưởng của thị trường bưu chính, chuyển phát Việt Nam có dấu hiệu chững lại vào năm 2023 khi doanh thu đạt 58.900 tỷ đồng, chỉ tăng 9,3% so với năm 2022 và thấp hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng trung bình 23% mỗi năm trong 5 năm qua.

Tiềm năng của thị trường chuyển phát nhanh và bưu kiện mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thị trường. Nhưng cũng làm gia tăng sự cạnh tranh giành thị phần khốc liệt giữa các đơn vị trong ngành trong thời gian qua. Hiện toàn ngành có hơn 700 doanh nghiệp bưu chính, bao gồm cả khối doanh nghiệp bưu chính truyền thống và khối doanh nghiệp bưu chính công nghệ. Trong đó, 11 doanh nghiệp chuyển phát trong nước và nước ngoài dẫn đầu ngành chuyển phát tại Việt Nam chiếm đến 90,5% thị phần. Số này không bao gồm phân khúc chuyển phát quốc tế. Số 9,5% thị phần còn lại do hơn 690 doanh nghiệp nhỏ còn lại chia nhau.

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (EC) là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của ngành bưu chính và chuyển phát nhanh trong nước, đặc biệt là dịch vụ giao hàng. Nhu cầu mua sắm online tăng cao dẫn đến sản lượng bưu gửi phục vụ riêng mảng đơn hàng TMĐT tăng vọt.

Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, sản lượng bưu chính năm 2023 ước đạt 2,5 tỷ bưu gửi, tăng 32,3% so với năm 2022.