Đà Nẵng: Gia tăng phân luồng một chiều nhiều tuyến đường để hạn chế ùn tắc

VietTimes – Để hạn chế ùn tắc, đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ tổ chức giao thông một chiều 2 trục dọc và 4 trục ngang gồm: trục dọc tuyến Lý Thái Tổ - Hùng Vương, Hải Phòng; trục ngang Ông Ích Khiêm, Hoàng Hoa Thám, Lê Độ và Hà Huy Tập.
Từ nay đến năm 2025, Đà Nẵng sẽ phân luồng giao thông một chiều tại khu vực trung tâm TP, nhằm phân bổ hợp lý lưu lượng giao thông trên mạng lưới, giảm lưu lượng tập trung vào một số tuyến chính, giảm xung đột tại các nút giao, tăng khả năng thông hành, t
Từ nay đến năm 2025, Đà Nẵng sẽ phân luồng giao thông một chiều tại khu vực trung tâm TP, nhằm phân bổ hợp lý lưu lượng giao thông trên mạng lưới, giảm lưu lượng tập trung vào một số tuyến chính, giảm xung đột tại các nút giao, tăng khả năng thông hành, t

Đây là một trong những giải pháp được Sở GTVT TP Đà Nẵng đưa ra nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông đến năm 2025 theo Nghị quyết số 102/2017/NQ-HĐND ngày 7/7/2017 của HĐND TP Đà Nẵng.

Theo đó, để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Đà Nẵng từ nay đến năm 2025, Đà Nẵng sẽ phân luồng giao thông một chiều tại khu vực trung tâm TP theo hướng từ đường Nguyễn Tất Thành đi Lý Thái Tông -> Hoàng Thị Loan -> Điện Biên Phủ -> Nguyễn Tri Phương -> Nguyễn Hữu Thọ -> Xô Viết Nghệ Tĩnh -> 2 Tháng 9 -> Bạch Đằng -> 3 tháng 2 -> Nguyễn Tất Thành, nhằm phân bổ hợp lý lưu lượng giao thông trên mạng lưới, giảm lưu lượng tập trung vào một số tuyến chính, giảm xung đột tại các nút giao, tăng khả năng thông hành, tối ưu hóa năng lực cơ sở hạ tầng đường hiện có.

Cụ thể, giai đoạn đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ tổ chức giao thông một chiều 2 trục dọc gồm: Lý Thái Tổ - Hùng Vương, đoạn từ nút giao Phan Thanh đến Nguyễn Chí Thanh, hướng từ Tây sang Đông; trục dọc Hải Phòng, hướng từ Nguyễn Chí Thanh về Điện Biên Phủ; 

4 trục ngang gồm: Ông Ích Khiêm đi từ Hùng Vương đi Hải Phòng; trục Hoàng Hoa Thám, từ Hải Phòng đi Lý Thái Tổ; trục Lê Độ, từ Điện Biên Phủ đi Nguyễn Tất Thành; trục Hà Huy Tập, từ Nguyễn Tất Thành đi Điện Biên Phủ.

Giai đoạn đến năm 2022, bổ sung tổ chức giao thông một chiều xen kẽ giữa các tuyến đường ngang kết nối đường Trần Phú và đường Bạch Đằng, phạm vi từ đường Phan Đình Phùng đến đường Hoàng Văn Thụ; Đầu tư xây mới thêm đoạn đường Hoàng Văn Thụ nối dài, kết nối từ đường Trần Phú đến đường Bạch Đằng.

Giai đoạn đến năm 2025, bổ sung tổ chức một chiều tuyến đường Hoàng Diệu (từ Trưng Nữ Vương về Nguyễn Văn Linh), tuyến đường Nguyễn Hoàng theo hướng Ông ích Khiêm về Lê Đình Lý. Đồng thời, mở rộng kiệt K338 Nguyễn Hoàng thành tuyến đường ngang kết nối giữa đường Hoàng Diệu và Nguyễn Hoàng. Giai đoạn sau năm 2025, đề xuất bổ sung thêm công trình cầu vượt sông Hàn và hầm qua sân bay.

Theo số liệu khảo sát của Sở GTVT TP, hiện tượng ùn tắc giao thông trên địa bàn Đà Nẵng xảy ra chủ yếu vào giờ cao điểm (6h45-7h45, 11h00-12h00 và 16h30-18h30) và  tập trung tại 39 nút giao thông, trục giao thông chính khu vực trung tâm. Vị trí ùn tắc ùn tắc thường xuất phát từ nút giao với các trục đường có lưu lượng giao thông vào nút lớn, dẫn đến tình trạng ùn tắc tiếp đoạn đường trước đó. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông là do hiện trạng hạ tầng giao thông khu vực trung tâm nhỏ hẹp, tỷ lệ đất giao thông thấp, khó khăn trong việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng; nhiều khu vực được quy hoạch xây dựng cao tầng, tập trung nhiều trung tâm thương mại, nhiều khu vực phân lô, tạo nên nhiều nút giao thông với mật độ lớn và khoảng cách gần; thiếu đất bố trí cho giao thông tĩnh, dẫn đến tình trạng đậu đỗ xe trên các tuyến đường làm thu hẹp lòng đường, giảm khả năng lưu thông.

Theo dự báo của ngành GTVT Đà Nẵng, đến năm 2020, tổng nhu cầu giao thông trên toàn TP Đà Nẵng đạt trên 4,8 triệu chuyến đi/ngày đêm. Đến năm 2022 đạt khoảng 5,2 triệu chuyến đi/ngày đêm; năm 2025 trên 6,2 triệu chuyến đi/ngày đêm
Theo dự báo của ngành GTVT Đà Nẵng, đến năm 2020, tổng nhu cầu giao thông trên toàn TP Đà Nẵng đạt trên 4,8 triệu chuyến đi/ngày đêm. Đến năm 2022 đạt khoảng 5,2 triệu chuyến đi/ngày đêm; năm 2025 trên 6,2 triệu chuyến đi/ngày đêm

Bên cạnh đó, tốc độ tăng dân số cơ học, lượng khách du lịch đến thành phố, cũng như số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, trong khi tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị không theo kịp tốc độ tăng trưởng nhu cầu giao thông nên đã xảy ra tình trạng ùn tắc. 

Thống nhất về mặt chủ trương thông qua phương án phân luồng giao thông khu vực trung tâm theo đề xuất của Sở GTVT, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng yêu cầu các cơ quan liên quan cần có đánh giá tác động kèm theo và tuyên truyền trước khi thực hiện để có được sự ủng hộ của người dân; kết hợp đồng bộ các giải pháp như điều tiết giao thông theo giờ, đậu đỗ xe theo giờ; các giải pháp nâng cao hạ tầng giao thông như xây dựng các nút giao thông khác mức tại các nút giao cao điểm; tăng cường vận tải công cộng; giãn mật độ dân cư... nhằm đảm bảo giải quyết tình trạng ùn tắc, cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thông trên toàn thành phố từ nay đến năm 2025.

Dự báo, đến năm 2020, tổng nhu cầu giao thông trên toàn TP Đà Nẵng đạt trên 4,8 triệu chuyến đi/ngày đêm. Đến năm 2022 đạt khoảng 5,2 triệu chuyến đi/ngày đêm; năm 2025 trên 6,2 triệu chuyến đi/ngày đêm. Trong đó, khu vực quận Hải Châu có nhu cầu trên 1,4 triệu chuyến đi/ngày đêm vào năm 2020; trên 1,5 triệu chuyến đi/ngày đêm vào năm 2022; và gần 1,9 triệu chuyến đi/ngày đêm vào năm 2025.