Công ty Đan Mạch cung cấp dịch vụ robot sửa chữa cánh quạt tua-bin điện gió tích hợp AI

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Công ty bảo trì cánh quạt điện gió Rope Robotics bắt đầu thử nghiệm robot bảo trì trên các tua-bin điện gió ngoài khơi, lên kế hoạch đưa thiết bị vào hoạt động thương mại năm 2024.
 Robot sửa chữa cánh quạt tua-bin điện gió Rope Robotics. Ảnh Engineer Interesting
Robot sửa chữa cánh quạt tua-bin điện gió Rope Robotics. Ảnh Engineer Interesting

Theo tuyên bố của Rope Robotics, các chủ sở hữu tua-bin điện gió nhận thấy hiệu quả đầu tư vào dịch vụ sửa chữa bằng robot chỉ trong vòng sáu tháng. Robot được cấp bằng sáng chế BR-8 đã sửa chữa hơn 150 cánh quạt tuabin gió trên bờ bị hư hại do mưa, hiện có kế hoạch tích hợp với ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong tương lai.

Doanh nghiệp bảo trì cánh quạt điện gió Đan Mạch được thành lập năm 2016, một trong những công ty tiên phong trong các giải pháp bảo trì và sửa chữa cánh tua bin điện gió bằng robot. Martin Huus Bjerge, Giám đốc điều hành Rope Robotics, cho biết: “Cho đến nay, phản hồi từ khách hàng đã xác nhận tính toán của chúng tôi rằng sau 6 tháng, khoản đầu tư vào dịch vụ sửa chữa bằng robot đã được bù đắp bằng sản lượng điện.”

Thiệt hại do bị xói mòn cánh quạt tua-bin điện gió từ mưa lớn trên biển gây bất lợi cho hiệu suất khí động học của cánh quạt và thậm chí có thể dẫn đến hỏng cánh quạt. Rope Robotics cung cấp dịch vụ sửa chữa nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và hiệu quả để khôi phục sản lượng điện của tua-bin.

"Sửa chữa hiệu quả cánh quạt góp phần kéo dài tuổi thọ của một trong những bộ phận đắt tiền nhất trên tuabin gió, chiếm khoảng 25 đến 30% chi phí xây dựng." Ông Martin Huus Bjerge nói.

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4

Hoạt động sửa chữa cánh quạt tua-bin điện gió của robot Rope Robotics. Video Rope Robotics.

Quy trình sửa chữa 3 phân đoạn

Theo giới thiệu của Rope Robotics, robot sửa chữa nặng 150 kg được gắn vào dây thừng, được cẩu lên cách mặt đất khoảng 100 mét, đưa vào lưỡi cánh quạt bị hư hỏng, được cố định ở vị trí thẳng đứng.

"Hệ thống chân không cho phép robot tự bám chắc chắn vào bề mặt cánh quạt, các động cơ điện cho phép robot di chuyển trên lưỡi cắt. Sử dụng máy ảnh có độ phân giải cao và máy quét larres tích hợp, robot sẽ kiểm tra bề mặt cánh quạt, gửi hình ảnh cho người điều khiển từ xa, kỹ thuật viên sẽ chẩn đoán hư hỏng và bắt đầu quá trình quá trình sửa chữa trong thời gian thực."

Việc sửa chữa tiếp theo bao gồm ba phân đoạn đoạn. Phân đoạn đầu tiên bắt đầu với thiết bị chà nhám khu vực bị hư hỏng. Phân đoạn thứ 2, robot sử dụng làm sạch bề mặt bằng bàn chải và cồn, loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ. Phân đoạn thứ 3, robot định lượng áp dụng vật liệu bảo vệ tiên tiến nhất (LEP), rải vật liệu và tạo lại hình dạng lưỡi khí động học tối ưu, làm mịn vật liệu theo những tiêu chuẩn được xác định trước."

AI cung cấp kế hoạch sửa chữa hoàn toàn tự động

Sử dụng kết quả và kinh nghiệm, dữ liệu từ hơn 150 sứ mệnh sửa chữa, được thực hiện trên toàn thế giới. công ty đang lên phương án phát triển khả năng ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo (AI), cung cấp dịch vụ sửa chữa hoàn toàn tự động trong tương lai.

Theo ông Martin Huus Bjerge: "Robot đã được chứng minh trên thực địa với tốc độ gió lên tới 14 mét/giây, độ ẩm tương đối lên tới 80% và nhiệt độ từ 0 đến 40 độ C."

Công ty hiện đang tiến hành sửa chữa thử nghiệm các tua-bin điện gió ngoài khơi xa. Rope Robotics có kế hoạch tung ra thị trường dịch vụ sửa chữa cánh quạt điện gió ngoài khơi xa vào cuối năm 2023.

Theo Engineering Interesting