Theo “Báo cáo thị trường điện năm 2023” của IEA, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sản xuất điện toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ 29% năm 2022 lên 35% vào năm 2025, tỷ trọng sản xuất điện từ than và khí đốt tự nhiên giảm. Dự báo này chỉ ra rằng, mật độ xả thải khí CO2 từ sản xuất điện toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong những năm tới.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết: “Nhu cầu sử dụng điện của thế giới sẽ ngày càng tăng tốc, mức tiêu thụ điện hiện nay của Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi trong 3 năm tới.”
“Tin tốt là năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân đang phát triển đủ nhanh để đáp ứng gần như tất cả những nhu cầu bổ sung này, cho thấy chúng ta đang tiến gần đến đỉnh điểm phát thải khí nhà kính của ngành điện. Các chính phủ hiện cần tạo điều kiện cho những nguồn cung cấp điện phát thải thấp phát triển nhanh hơn nữa, giảm lượng khí thải nhà kính, đảm bảo cung cấp điện an toàn đồng thời đạt được các mục tiêu về khí hậu trên toàn thế giới.”
5 điểm nổi bật trong bản báo cáo của IEA:
Năng lượng tái tạo và hạt nhân sẽ chi phối sự tăng trưởng các nguồn cung cấp điện toàn cầu trong 3 năm tới, đồng thời đáp ứng trung bình hơn 90% nhu cầu điện bổ sung. Trung Quốc chiếm hơn 45% mức tăng trưởng năng lượng tái tạo từ năm 2023 đến năm 2025, tiếp theo là EU với mức 15%.
Sản xuất điện toàn cầu từ khí đốt tự nhiên và than đá dự kiến sẽ không thay đổi trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2025. Sản xuất điện sử dụng khí đốt sẽ giảm ở EU nhưng dự kiến sẽ tăng ở Trung Đông. Tiến trình giảm sử dụng than ở EU và Châu Mỹ sẽ song song với sự gia tăng ở Châu Á Thái Bình Dương. Sự phát triển điện ở Trung Quốc, nơi diễn ra hơn một nửa sản lượng điện than của thế giới là một yếu tố quan trọng trong sự gia tăng này.
Sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2022, lượng phát thải CO2 từ sản xuất điện sẽ ổn định cho đến năm 2025. Lượng phát thải từ sản xuất điện toàn cầu tăng 1,3% vào năm 2022, một tỷ lệ tương tự như mức mức phát thải trung bình giai đoạn 2016-2019. Đó là một sự suy giảm đáng kể so với mức tăng 6% vào năm 2021, có nguyên nhân từ sự phục hồi kinh tế nhanh chóng sau đại dịch.
Sau năm 2021, năm 2022 đánh dấu mức tăng trưởng phần trăm phát thải cao nhất trong sản xuất điện của EU kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970. Mức tăng trưởng phát thải được là 4,5% hàng năm. Nhưng sự thụt lùi trong tiến trình giảm thiểu CO2 của EU chỉ tạm thời do lượng phát thải từ sản xuất điện dự kiến sẽ giảm trung bình khoảng 10% hàng năm cho đến năm 2025. Điện than dự kiến sẽ giảm trung bình 10% và khí đốt trung bình gần 12% hàng năm trong những năm tới do sản xuất năng lượng tái tạo tăng tốc và điện hạt nhân phục hồi.
Nhu cầu điện ở Ấn Độ và Mỹ tiếp tục gia tăng, nhưng chính sách Zero - Covid ảnh hưởng đến tăng trưởng của Trung Quốc. Năm 2022, tại Mỹ đã ghi nhận mức tăng nhu cầu đáng kể 2,6% so với cùng kỳ năm 2021, có nguyên nhân do hoạt động kinh tế phát triển, mức sử dụng điện của dân cư cao hơn để đáp ứng cả nhu cầu sưởi ấm và làm mát trong bối cảnh thời tiết mùa đông lạnh hơn và mùa hè nóng hơn bình thường. Nhu cầu điện ở Ấn Độ tăng 8,4% vào năm 2022 do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch và nhiệt độ mùa hè đặc biệt cao./.
Theo Electrek
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu