Công nghệ AI như ChatGPT sẽ thúc đẩy thị trường DRAM phục hồi trở lại

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo các nguồn tin trong ngành, với sự xuất hiện của các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT, thị trường DRAM dự kiến sẽ phục hồi sớm hơn dự kiến
Công nghệ AI như ChatGPT sẽ thúc đẩy thị trường DRAM phục hồi trở lại (Ảnh: Gizchina)
Công nghệ AI như ChatGPT sẽ thúc đẩy thị trường DRAM phục hồi trở lại (Ảnh: Gizchina)

ChatGPT là một công cụ robot trò chuyện AI mới do công ty OpenAI ra mắt vào ngày 30 tháng 11 năm 2022. Nó có thể nhanh chóng tạo các bài báo, câu chuyện, lời bài hát, văn xuôi, truyện cười và thậm chí có thể viết được các đoạn code theo yêu cầu của người dùng. Chưa đầy một tuần ra mắt, nó đã đạt được hơn 1 triệu người dùng. Hai tháng sau khi ra mắt, nó đã vượt mốc 100 triệu người dùng, trở thành ứng dụng tiêu dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử.

Để cạnh tranh với ChatGPT, Google đã thông báo rằng họ sẽ ra mắt một chatbot đàm thoại có tên là Bard. Baidu có kế hoạch ra mắt dịch vụ chatbot AI tương tự như ChatGPT vào tháng 3 năm nay. Tuy nhiên, cho dù đó là ChatGPT của OpenAI hay các chatbot AI khác tương tự như ChatGPT, thì vẫn cần một số lượng lớn máy chủ để duy trì hoạt động. Điều này có nghĩa là sẽ có nhu cầu cao hơn nhiều đối với GPU, DRAM và các phần cứng khác.

Năm ngoái, thị trường DRAM trải qua giai đoạn khó khăn khi nhu cầu sụt giảm do triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm. Trước đây, một số tổ chức nghiên cứu đã dự đoán rằng thị trường DRAM toàn cầu sẽ còn kém khả quan hơn trong năm nay. Dự đoán cũng cho rằng quy mô thị trường sẽ chỉ tăng 8,3%. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nó sẽ thấp hơn 10%.

Các vấn đề của thị trường DRAM

Trong những năm qua, thị trường DRAM đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Dưới đây sẽ là một số vấn đề điển hình mà thị trường DRAM đang gặp phải

1. Dư thừa nguồn cung: Thị trường DRAM đang phải đối mặt với các vấn đề về nguồn cung. Điều này đã dẫn đến việc giảm giá và giảm lợi nhuận cho các thương hiệu. Cung vượt cầu xảy ra khi có nhiều DRAM hơn cầu. Điều này dẫn đến hàng tồn kho dư thừa và giá thấp hơn.

2. Các thương hiệu DRAM lớn đã bị cáo buộc thông đồng để đẩy giá thành sản phẩm. Những cáo buộc này cũng đã làm tổn hại danh tiếng của ngành và làm xói mòn lòng tin của khách hàng.

3. Căng thẳng thương mại: Thị trường DRAM đã bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại giữa những quốc gia lớn như Mỹ và Trung Quốc. Thuế quan và các rào cản thương mại khác có thể làm tăng chi phí cho các thương hiệu và làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

4. Tiến bộ công nghệ: Nhu cầu về DRAM phụ thuộc rất nhiều vào tiến bộ công nghệ và ứng dụng mới. Ví dụ, sự trỗi dậy của điện toán đám mây và AI đã làm tăng nhu cầu về DRAM dung lượng cao và hiệu năng cao. Tuy nhiên, sự suy giảm của thị trường PC đã làm giảm nhu cầu về DRAM dung lượng thấp hơn.

5. Đại dịch COVID-19: Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và làm giảm nhu cầu đối với nhiều sản phẩm, bao gồm cả DRAM. Đại dịch cũng đã dẫn đến sự gia tăng biến động và tạo ra sự bấp bênh trên thị trường.

Theo Gizchina