Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trong chuyên đề Tiền điện tử:
Phần 1: Tổng quan về mặt trái của tiền điện tử
Phần 2: "Bong bóng đầu cơ" tiền điện tử
Phần 3: Lừa đảo, Rửa tiền, Hành vi phạm pháp và Tiền ảo
Phần 4: Tiền ảo – Rủi ro đa cấp và đầu tư hứa hẹn lợi nhuận cao
1. Bitcoin chưa được chấp nhận
Chúng ta có thể thấy trên thế giới hiện nay chỉ có Nhật Bản là chấp nhận Bitcoin như là một hình thức thanh toán. Đây cũng chính là một trong những rủi ro lớn nhất đối với tương lai của Bitcoin khi nó có thể trở thành một đồng tiền chính thức hay sẽ sụp đổ ngay tức khắc. Lấy ví dụ nếu chính quyền Trung Quốc ban hành lệnh cấm người dân sở hữu Bitcoin thì đồng tiền này sẽ biến mất chỉ trong một đêm. Đây không phải là điều viễn vông vì 90% khối lượng giao dịch đều xuất phát từ quốc gia này và chỉ cần một động thái tiêu cực nào của nước này cũng sẽ khiến giá Bitcoin tuột dốc không phanh.
2. Sàn giao dịch Bitcoin bị tấn công
Những công ty Bitcoin có quy mô hay những sàn giao dịch Bitcoin luôn gây sự chú ý với hackers. Những hệ quả của những lần tấn công của hackers luôn tác động trực tiếp đến giá Bitcoin, gần đây nhất là tháng 8 năm 2016, sàn Bitfinex bị tấn công và đánh cắp mất 65 triệu USD, điều này đã khiến cho giá Bitcoin bị sụt giảm. Bất chấp sự nỗ lực của các sàn trong việc bảo mật thì vẫn có 1/3 sàn giao dịch bị tấn công từ năm 2009 đến nay.
3. Altcoin có thể qua mặt Bitcoin
Altcoin là cụm từ để chỉ những đồng tiền điện tử ra sau này với mục đích trở thành đồng tiền có thể cải thiện nhược điểm của Bitcoin. Tiêu biểu có thể kể đến là Litecoin với nguồn cung gấp 4 lần Bitcoin, cùng với đó là thời gian giao dịch chỉ 2,5 phút khiến cho việc giao dịch dễ dàng và nhanh chóng hơn so với Bitcoin và đây chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Bitcoin.
“Đào mỏ” bitcoin, tức tham gia quá trình cập nhật thông tin giao dịch của bitcoin vào sổ cái và giải các bài toán đặt ra để được thưởng bitcoin. Năng lực tính toán của tất cả các máy tham gia chuyện này nay đã gấp 100 lần 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Từ đó một vấn đề đặt ra là liệu tiền điện chạy máy có khi nào cao hơn tiền thu về?
Trong khi đó, nhờ giá điện rẻ nên Hong Kong trở thành một địa điểm hấp dẫn cho hoạt động “đào” bitcoin. Một cơ sở “đào” bitcoin đã mọc lên tại tòa nhà Kwai Chung ở Hong Kong. Cơ sở này có kích cỡ bằng một container, chứa đầy các máy vi tính, hệ thống máy chủ… luôn được duy trì ở nhiệt độ thấp.
Và nếu, đồng tiền bitcoin bị đi xuống thì đồng nghĩa với việc những thợ đào mỏ đang đốt tiền của mình vào tiền điện. Ở Việt Nam, giá điện cao cộng thêm thời tiết nóng ẩm cho nên không thích hợp lắm cho việc lắp các giàn đào. Hiện nay ở Iceland và Tân Cương (Trung Quốc) có giá điện cực phải chăng và thời tiết lạnh nên rất thích hợp cho đào bitcoin. Tuy nhiên mỗi một cỗ máy đào cũng "uống" điện "như nước lã". Chưa kể cần phải có giàn lạnh để làm mát chúng nên tiền điện càng đội lên cao.
5. Tin tặc thích điều này
Các hacker trên thế giới đang chuyển dần từ tấn công lấy cắp email, thông tin cá nhân và thẻ visa, sang tấn công chiếm đoạt tiền bitcoin.
Bitcoin là đồng tiền ảo, đặc tính của chúng là đã chuyển đi thì không bao giờ lấy lại được trừ khi người nhận gửi trả lại. Ngoài ra chúng còn có cơ chế nữa là không ai biết người được nhận là ai. Cho nên tin tặc hoàn toàn “an tâm” một cách tuyệt đối khi tống tiền nạn nhân bằng cách bắt họ chuyển tiền vào địa chỉ ví của mình. Chưa hết, chúng còn không cần tống tiền, chỉ cần ngửi thấy có bitcoin là chúng sẽ tự động chuyển vào địa chỉ ví của tin tặc.
Có thể kể đến những vụ điển hình như hồi tháng 7 vừa qua sàn giao dịch bitcoin và etherum lớn thứ 4 thế giới Bitthumb đặt tại Hàn Quốc đã bị các tin tặc tấn công và đánh cắp đi hàng tỷ won từ hơn 30.000 khách hàng của trang web này.
Trong thời đại của Bitcoin, tội phạm có thể ngang nhiên để địa chỉ ví của mình cho nạn nhân chuyển tiền. Cũng bởi đặc tính của bitcoin là không thể biết chủ nhân của địa chỉ ví bitcoin là ai.
Hồi tháng 7, tin tặc sử dụng mã độc WannaCry tấn công, gây tê liệt nhiều ngân hàng, sân bay, máy ATM và một số doanh nghiệp lớn tại châu Âu và cả châu Á. Trong quá trình lây nhiễm, virus Wanna Cry đã vô hiệu hóa dữ liệu trên máy tính và yêu cầu nạn nhân trả tiền chuộc bằng bitcoin với giá trị tương đương với 300 USD. Sau 72 giờ kể từ ngày đầu tiên của cuộc tấn công, khoản tiền này đã được tăng lên gấp đôi ở mức 600 USD giá trị bitcoin. Đến nay, người ta vẫn chưa biết được ai là kẻ đứng sau vụ phát tán WannaCry