Chuyện lạ có thật: Cả một quốc gia bị cắt đứt mạng Internet

Vào cuối tháng 3/2018, Mauritani, quốc gia ở Tây Phi, đã bị ngắt kết nối Internet với thế giới sau khi một đường cáp biển bị đứt.

Trong nhiều năm, các quốc gia đã quan ngại về khả năng một thế lực thù địch bên ngoài có thể cắt đứt các tuyến cáp biển kết nối dịch vụ Internet toàn cầu. Và điều đó đã phần nào trở thành hiện thực khi Mauritani đã trở nên offline trong vòng 2 ngày vào cuối tháng 3/2018.

Tuyến cáp biển ACE nối châu Phi với châu Âu (Nguồn: BI)

Đường cáp chạy dọc bờ biển châu Phi đến châu Âu (ACE) dài hơn 17.000 km, nối 22 quốc gia từ Pháp tới Nam Phi, đã gặp sự cố vào ngày 30/3. Truy cập Internet đã bị ngưng trệ một phần với cư dân của Sierra Leon và hoàn toàn với Mauritani.

Sự cố này cũng ảnh hưởng tới dịch vụ tại Bờ Biển Ngà, Senegal, Guinea Xích Đạo, Guinea Bissau, Liberia, Gambia và Benin, theo thống kê của Oracle. Phương thức tuyến cáp này bị ảnh hưởng là chưa rõ ràng. Nhưng chính phủ Sierra Leon được cho là đã triển khai việc chặn Internet trong tối ngày 31/3 nhằm gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử đang diễn ra tại thời điểm đó.

Đường cáp kết nối Mauritani vào tuyến ACE (Nguồn: BI)

Tình trạng ngưng trệ tồi tệ này hiếm khi xảy ra, kể cả trong khu vực. Dịch vụ Internet ở Mauritani bị gián đoạn tới tận 48 tiếng, sau đó mới được phục hồi từng phần. Các nhà cung cấp dịch vụ như Africell, Orange, Sierra Leon Cable và Sierratel đã phục hồi lại dịch vụ trên cơ sở dự phòng từ hệ thống cáp quốc tế. Vụ việc này cho thấy mạng Internet toàn cầu có thể gặp nguy cơ bị ảnh hưởng như thế nào với chỉ hành vi đứt dây cáp biển. Khoảng 97% dữ liệu toàn cầu được trung chuyển bằng hệ thống này.

Vào năm 2013, 3 thợ lặn đã bị bắt tại Ai Cập sau khi đã thực hiện hành vi cắt trộm cáp biển. Các nguồn tin quân sự từ Mỹ và Anh luôn ám chỉ sự tham gia của Nga vào những hành vi do thám và kiểm soát bí mật hoạt động của hệ thống cáp quang dưới biển trong vỏ bọc các hoạt động đánh bắt và nghiên cứu tại các vùng biển có liên quan.

Theo ICT News

http://ictnews.vn/internet/chuyen-la-co-that-ca-mot-quoc-gia-bi-cat-dut-mang-internet-166296.ict