Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là “sợi chỉ đỏ” trong trao đổi với Facebook, Google (*)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes -- Trong quá trình làm việc với lãnh đạo của Facebook, Youtube để xử lý thông tin xấu độc, đại diện cơ quan quản lý phía Việt Nam luôn trao đổi, thuyết phục dựa trên những quan điểm về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và hành lang pháp lý cùng với lòng tin: Lý lẽ sẽ thắng.

LTS: Trong phần đầu Cần điềm tĩnh, trí tuệ trước thông tin từ mạng xã hội của cuộc bàn tròn về thông tin xấu độc, các vị khách mời đã làm rõ cách hiểu về thông tin xấu độc cũng như thực tế xử lý thông tin xấu độc trên hai mạng xã hội lớn nhất toàn cầu là Facebook và Youtube. Trong phần tiếp theo, MC -- Nhà báo Lê Thọ Bình và các khách mời sẽ trao đổi quan điểm ứng xử với thông tin xấu độc và khuyến nghị về thái độ của mỗi cá nhân khi đứng trước thông tin xấu độc, thông tin có tính chất bôi xấu, gây hại.

MC -- Nhà báo Lê Thọ Bình và ba vị khách mời: Ông Nguyễn Thanh Lâm, ông Lê Doãn Hợp và Nhà báo Hồng Thanh Quang (trái sang phải)MC -- Nhà báo Lê Thọ Bình và ba vị khách mời: Ông Nguyễn Thanh Lâm, ông Lê Doãn Hợp và Nhà báo Hồng Thanh Quang (trái sang phải).
Cuộc đối thoại có sự tham gia của 3 vị khách mời: 

- Ông Lê Doãn Hợp -- Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT

- Ông Nguyễn Thanh Lâm -- Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ TT&TT

- Ông Hồng Thanh Quang -- Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết.

Nội dung đối thoại:
Video cuộc đối thoại:
 
Việc thuyết phục Facebook, Google là câu chuyện thường xuyên, liên tục
Nhà báo Lê Thọ Bình: Như nhà báo Hồng Thanh Quang chia sẻ, có thể thấy tác động tiêu cực của thông tin xấu độc và thái độ ứng xử chưa đúng mực trước thông tin xấu độc trong công tác quản lý cán bộ đã ảnh hưởng xấu đến cả xã hội và trên thực tế, các cơ quan quản lý đang tìm cách để tháo gỡ nó. Thưa ông Nguyễn Thanh Lâm, ông đánh giá thế nào về quan điểm của Facebook, Google (đơn vị chủ quản của Youtube - PV) trong quá trình xử lý thông tin xấu độc?
Ông Nguyễn Thanh Lâm: Xét cho cùng, những mạng xã hội này là những công ty lớn, kinh doanh trên hạ tầng mạng xã hội, tạo ra những tiện ích, những giá trị được cộng đồng thế giới ủng hộ và sử dụng rộng rãi. Tuy vậy, kinh doanh ở đâu, phân phối sản phẩm dịch vụ ở đâu, thì phải tuân theo quy định của quốc gia đó. Đó là xu hướng chung.
Gần đây, bản thân người đứng đầu Facebook -- ông Mark Zuckerberg đã phải nói rằng: “Chúng tôi tuy là công ty công nghệ nhưng cũng cảm thấy có trách nhiệm về việc người dùng sử dụng công nghệ ấy như thế nào” (câu nguyên bản: We build technology, and we feel responsible for how it’s used). Điều đó có nghĩa là, không còn quan điểm như trước đây, rằng các công ty “công nghệ” không chịu trách nhiệm về nội dung. Về bản chất các công ty này là những nền tảng truyền thông mới.

Và thực tế cho thấy các mạng xã hội này càng ngày càng hoàn thiện những cơ chế kiểm soát nội dung, hình ảnh bạo lực. Ngay như vụ việc gần đây ở Thái Lan, có một ông bố quay livestream giết con rồi tự tử. Vụ việc này đã gây rúng động trên toàn thế giới khi phải tới 24 giờ đồng hồ sau đó đoạn video này mới được gỡ. Việc này đã gây ảnh hưởng khủng khiếp đến cộng đồng ở Thái Lan và thế giới nói chung.

Trước sự việc này, bản thân người đứng đầu Facebook đã phải lên tiếng yêu cầu cần phải có thêm các giải pháp để kiểm soát, ngăn chặn các hành vi này trên mạng xã hội. Có nghĩa là từ cấp cao nhất của Facebook hay Google, họ cũng đều xác định nếu không làm nghiêm túc việc này, họ sẽ bị mất uy tín và phải chịu sức ép từ cộng đồng sử dụng mạng cũng như từ các chính phủ.

Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là “sợi chỉ đỏ” trong trao đổi với Facebook, Google (*) ảnh 2Ông Nguyễn Thanh Lâm: "Bộ Thông tin và Truyền thông luôn luôn trao đổi, thuyết phục họ dựa trên những quan điểm về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cũng như hành lang pháp lý, đặc thù về văn hóa của mỗi nước và yêu cầu họ tuân thủ".

Nhà báo Lê Thọ Bình: Xin hỏi ông, trong quá trình đàm phán với Google và Facebook, khi gặp phải những quan niệm chưa thống nhất giữa hai bên thì chúng ta giải quyết vấn đề như thế nào? 

Trước thực tế như tôi vừa nói, trong quá trình làm việc với đại diện cấp cao của hai mạng xã hội này, Bộ Thông tin và Truyền thông luôn luôn trao đổi, thuyết phục họ dựa trên những quan điểm về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cũng như hành lang pháp lý, đặc thù về văn hóa của mỗi nước và yêu cầu họ tuân thủ.

Và trong khi trao đổi, không thể tránh được những thời điểm, những vụ việc mà hai bên còn có những quan điểm khác nhau. Đơn cử như việc Việt Nam đề nghị Youtube gỡ một video được cho là xuyên tạc, xấu độc. Tuy nhiên, quan điểm của Youtube là họ không gỡ mà họ chỉ chặn để những người truy cập từ Việt Nam không xem được, tất nhiên, ở những lãnh thổ khác thì vẫn xem được bình thường. Họ cho biết, đó là chính sách của họ.

Trước tình hình đó, chúng tôi vẫn đang thuyết phục họ, trao đổi rằng đó là một video xuyên tạc, vô bổ, nhảm nhí, bậy bạ, bôi xấu lãnh đạo. Vì thế, cho dù là ở Việt Nam hay thế giới, thì video này không mang lại giá trị tốt đẹp. Đây không phải là sản phẩm hài hước, hay sản phẩm châm biếm đả kích trong khuôn khổ cho phép của báo chí hay truyền thông xã hội,… Nó được làm ra hoàn toàn với mục đích bôi xấu, gây hại, chống phá Nhà nước. Vậy, việc duy trì một sản phẩm như thế, kể cả trên môi trường mạng có giá trị gì, nhằm mục đích gì?

Đến thời điểm này, mặc dù chúng tôi đã thuyết phục, các video xấu độc này đã bị chặn nhưng chỉ là chặn trên lãnh thổ Việt Nam. Youtube thông báo cho hiển thị thông báo bằng tiếng Anh khi nhấp vào đường link video đó với nội dung: Chặn ở Việt Nam do Chính phủ Việt Nam yêu cầu.

Nói như vậy để thấy, việc thuyết phục họ là câu chuyện thường xuyên, liên tục và đang được thực hiện song song với cả Google và Facebook. Nhưng chúng tôi có niềm tin rằng họ sẽ cân nhắc tất cả những ý kiến đó và sớm có chuyển biến tích cực để đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của một quốc gia có chủ quyền, của một chính phủ có thẩm quyền. Ở đây, “thẩm quyền” không chỉ là việc áp đặt kiểu “ông không làm theo yêu cầu của tôi thì tôi chặn hoạt động của ông”, không đặt họ trước sự lựa chọn tuân thủ yêu cầu hoặc bị chặn hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi luôn giữ tinh thần thuyết phục và chúng tôi tin rằng cái lý sẽ thắng.

 
Ông Nguyễn Thanh Lâm: "Chúng tôi luôn giữ tinh thần thuyết phục và chúng tôi tin rằng cái lý sẽ thắng".

Xu hướng Chính phủ lên "Phây" tiếp dân

Nhà báo Lê Thọ Bình: Từ đầu cuộc đối thoại tới nay chúng ta mới đề cập tới chuyện "dân" lên "Phây" mà chưa đề cập tới chuyện "quan" lên "Phây"...

Ông Nguyễn Thanh Lâm: Chúng tôi luôn suy nghĩ rằng, công tác quản lý nhà nước không thể chỉ coi việc gỡ bỏ, chặn những thông tin xấu độc là cách duy nhất để tạo sự đồng thuận xã hội, để giảm tác hại của khủng hoảng truyền thông trước một vấn đề cụ thể nào đó đang được xã hội quan tâm.

Các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, các đồng chí lãnh đạo các cấp dường như cũng đang có sự chuyển biến trong suy nghĩ khi tiếp cận và xử lý vấn đề đối thoại với xã hội trên môi trường mạng xã hội.

Quan sát trên mạng xã hội, dễ dàng nhận ra Chính phủ, nhiều cơ quan chính thống và cả các chính khách cũng đang sử dụng Facebook như một kênh thông tin. Có thể thấy, dường như các cơ quan quản lý đang có xu hướng hòa nhập cùng hoạt động của xã hội qua các kênh mạng xã hội. Từ đó, truyền thông xã hội đã thể hiện được lợi thế trở thành một phương thức kết nối giữa Chính phủ, chính khách với cộng đồng xã hội. Đây là 1 xu hướng tích cực.

Học cách chung sống với mạng xã hội

Nhà báo Lê Thọ Bình: Không gian mạng là một thế giới tin tức khổng lồ. Thưa TS Lê Doãn Hợp, theo ông mỗi cá thể khi lên facebook cần có trách nhiệm với cộng đồng như thế nào?

TS. Lê Doãn Hợp: Với Việt Nam, vốn là nước đi sau, thuận lợi mà ta có là có thể tiếp cận văn minh của các nước đi trước. Đồng thời, chúng ta phải giữ gìn và tăng cường tinh hoa dân tộc, tiếp thu tinh hoa loài người.

Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là “sợi chỉ đỏ” trong trao đổi với Facebook, Google (*) ảnh 3TS. Lê Doãn Hợp (bên phải): "Hiện nay Việt Nam có đến gần 50 triệu trang cá nhân, đó là 50 triệu cách sống, 50 triệu nhận thức, 50 triệu mô hình. Chúng ta phải có lựa chọn sẽ đọc cái gì, sẽ học theo ai".

Quan điểm chung trên thế giới hiện nay, đồng thuận lợi ích là bạn, mâu thuẫn lợi ích là thù. Vì thế, tôi đề cao sự đồng thuận cả lợi ích và nhận thức và mong muốn không chỉ “thêm bạn bớt thù” mà còn thêm bạn hết thù.

Còn thực tế, chỉ tính riêng Facebook, hiện nay Việt Nam có đến gần 50 triệu trang cá nhân, đó là 50 triệu cách sống, 50 triệu nhận thức, 50 triệu mô hình. Chúng ta phải có lựa chọn sẽ đọc cái gì, sẽ học theo ai.

Chúng ta phải thừa nhận đã có nhiều lúc thiếu trách nhiệm, như khi đọc một thông tin dù biết là không đúng nhưng lại không lên tiếng. Có thể tổng kết những việc không chuẩn, không tốt phát triển là vì chúng ta không ngăn ngừa một cách tích cực, chủ động. Vì thế, hữu khuynh cũng là môi trường dung dưỡng những cái không tốt. Cũng vì thế, nghiêm túc sẽ tạo ra môi trường mà người tốt dựa vào, người xấu không dám lộng hành. 

Xã hội mạng đang phát triển rất nhanh, rất phong phú, đa dạng và không thể ngăn cấm được. Vấn đề đặt ra là chúng ta chung sống với xã hội mạng và đảm bảo được cái tốt nhiều hơn, ngăn ngừa được cái xấu nhiều hơn là điều cần thiết cho thời đại mới, thời đại mà thông tin càng thông thoáng bao nhiêu thì càng giải phóng tư tưởng và định hướng tốt bấy nhiêu.

Nhà báo Lê Thọ Bình: Chúng tôi muốn quay trở lại ý kiến của nhà báo Hồng Thanh Quang về việc tung những thông tin về đời tư cá nhân. Ông có nói, chả nhẽ, với đồng chí mình, chúng ta quen biết bao nhiêu lâu mà chỉ vì một vài thông tin  đồn thổi lại nghi ngờ nhau. Thưa ông, đây là ông mới xét trên khía cạnh là những đồng đội với nhau, nhưng công chúng nhìn chính trị gia thì khác. Hình ảnh, hoạt động của họ đều bị công chúng theo dõi. Đó là vấn đề thứ nhất.

Thứ 2, ở nước ngoài, khi bị tung thông tin về đời tư, nếu là vu khống, bịa đặt thì người bị tung tin sẽ kiện ra tòa. Một chính trị gia, một nghệ sĩ hay một công dân bình thường khi cho là bị xúc phạm cá nhân thì hoàn toàn có quyền kiện ra tòa. Và nếu, thông tin ấy sai sự thật thì người tung tin có thể bị xử lý hình sự. Vậy, chúng ta có nên khuyến khích hình thức kiện ra tòa không và kiện ra tòa sẽ phức tạp như thế nào?

Nhà báo Hồng Thanh Quang: Theo tôi, tâm lý người Việt nói chung đều mong muốn chọn phương pháp thỏa hiệp. Nhưng trong xã hội văn minh, xã hội mà tâm hồn con người ngày càng mang tính công nghệ như hiện nay thì chúng ta xác định: Về lâu về dài, phải tạo được sự minh bạch bằng cách khuyến khích những  người bị chà đạp nhân phẩm, bị vu cáo tự đứng lên bảo vệ danh dự của mình ở những nơi công đường, yêu cầu tòa án các cấp vào cuộc để bảo vệ nhân phẩm, danh dự của chính họ.

Tôi nghĩ, đây gần như là cách duy nhất để Việt Nam phát triển văn minh, vừa đảm bảo được tự do thông tin, vừa ràng buộc được trách nhiệm của người viết, người nói khi động chạm tới những vấn đề liên quan đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

 
Nhà báo Hồng Thanh Quang: Cực kỳ tội nghiệp cho những ai bị chọn làm đối tượng của những chiến dịch bôi nhọ trên mạng xã hội.

Ngoài ra, phần lớn chúng ta đều có xu hướng tự xử lý với nhau. Việc này, vô hình trung, đang tạo sự đắc chí cho những người không tốt.

Khi trên mạng người nói xấu bạn thì có rất nhiều người hùa theo, dù trước đó họ không biết bạn là ai. Việc này trở thành sự khủng bố tinh thần. Đại đa số những người tham gia ném đá bạn không có thù ghét với bạn mà chỉ là ném đá vào hình tượng mà bạn đang bị gán ghép. Và những ai có đầy đủ thông tin sẽ hiểu rằng việc ấy thật là oan uổng, người tử tế hầu như không có phương thức gì để tự vệ cả. Cực kỳ tội nghiệp cho những ai bị chọn làm đối tượng của những chiến dịch như thế!

Còn tiếp...
(*) Tiêu đề bài viết do Tòa soạn lựa chọn.
Cùng trong tuyến bài: