“Để tái sử dụng được tầng đẩy đầu tiên của Falcon 9 là cả một chặng đường dài... Khi tầng trên và fairing (mũi tên lửa hình nón) cũng có thể tái sử dụng, chi phí sẽ giảm hơn 100 lần”. Đây là dòng trạng thái mới được Elon Musk đăng lên Twitter vào sáng thứ 5 (14/9) đề cập đến hệ thống tên lửa quỹ đạo cao 229 feet (69,8 mét) và tái sử dụng được của SpaceX. Elon Musk cũng đính kèm vào dòng trạng thái một đoạn clip dài 1 phút được cắt ra từ một video dài hơn trên YouTube.
Từ khi SpaceX được thành lập vào năm 2002, đội ngũ nhân viên của công ty đã tiến hành rất nhiều lần thử nghiệm khởi động và hạ cánh các tên lửa cao ngất, chứa đầy nhiên liệu như Falcon 9, tuy nhiên nhiều nỗ lực của họ đã kết thúc bằng những vụ nổ dữ dội.
Hiện tại, SpaceX đã gần như hoàn thiện trong việc phóng các tên lửa Falcon 9, giảm trọng tải của bên đặt hàng đưa vào quỹ đạo, và quan trọng nhất là phục hồi được động cơ đẩy - bộ phận đắt tiền nhất của tên lửa. Nhưng như Musk đã lưu ý, SpaceX vẫn đang nỗ lực để phục hồi hệ thống trị giá hàng triệu USD này nhiều nhất có thể.
Qua thời gian, việc này có thể đem về cho SpaceX hàng tỷ đô, giảm chi phí phóng, và giúp mở ra một kỷ nguyên mới của du hành vũ trụ.
Chúng ta hãy cùng xem video có tựa đề “Làm thế nào để không hạ cánh một động cơ đẩy tên lửa quỹ đạo” dưới đây.
Video này cắt ghép những đoạn ngắn quay các lần phóng thử nghiệm tên lửa trong vài năm qua, trong đó có một số cảnh về tên lửa Grasshopper của SpaceX. Hiện một số cảnh phim độ nét cao vẫn chưa được đưa ra công chúng.
SpaceX chế giễu một số thất bại của mình qua đoạn video trên, nhưng không cho thấy các vụ nổ tên lửa Falcon 9 gây ra thiệt hại về các tải trọng đắt tiền.
SpaceX dự kiến phóng hệ thống tên lửa tái sử dụng có tên Falcon Heavy lớn nhất từ trước tới nay vào tháng 11 tới, sau đó sẽ tiếp tục kế hoạch phóng tàu chở các phi hành gia NASA và các khách hàng khác vào vũ trụ (có lẽ sẽ thực hiện sứ mệnh bay quanh mặt trăng) vào năm 2019.