CEO Nvidia tin rằng tiền điện tử không mang lại bất kỳ lợi ích gì cho xã hội

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Giám đốc công nghệ Michael Kagan của công ty này tin rằng các lĩnh vực khác sử dụng đồ họa, như trí tuệ nhân tạo cho chatbot, đáng giá hơn nhiều so với việc khai thác tiền mã hóa.
Ảnh: The Guardian
Ảnh: The Guardian

Nvidia, một nhà sản xuất chip đồ họa kiếm được hàng tỉ USD doanh thu từ việc khai thác tiền mã hóa, tuy nhiên, họ vẫn cho rằng tiền mã hóa không có giá trị cho xã hội. Thay vào đó, giám đốc công nghệ Michael Kagan của công ty này tin rằng các lĩnh vực khác sử dụng đồ họa, như trí tuệ nhân tạo cho chatbot đáng giá hơn nhiều so với việc khai thác tiền mã hóa.

Mặc dù được hưởng lợi lớn từ sự tăng trưởng của thị trường tiền mã hóa, nhưng Nvidia chưa bao giờ có thái độ rộng mở đối với lĩnh vực này. Thực tế, vào năm 2021, Nvidia đã phát hành phần mềm giới hạn khả năng sử dụng card đồ họa của họ để đào Ethereum - một nỗ lực nhằm đảm bảo nguồn cung cho các khách hàng ưu tiên của họ, ví dụ như các game thủ và các nhà nghiên cứu AI.

Được biết, phiên bản ChatGPT đầu tiên đã được huấn luyện trên một siêu máy tính sử dụng khoảng 10.000 GPU AI cao cấp của Nvidia. Trong phỏng vấn với The Guardian, ông Kagan cho biết rằng "tất cả các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa đều cần khả năng xử lý song song và card Nvidia là tốt nhất cho điều đó. Tuy nhiên, mọi người đã mua quá nhiều tiền mã hóa và rồi cuối cùng nó sụp đổ, bởi vì lĩnh vực này không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho xã hội. Trong khi đó, AI lại có giá trị lớn hơn".

Ông Kagan cũng cho biết với ChatGPT, mọi người có thể tạo ra một cỗ máy của riêng mình, chương trình của riêng mình bằng cách chỉ cần nói cho nó những gì cần phải làm và nó sẽ làm được. Nếu nó không hoạt động theo cách mà bạn mong muốn, bạn chỉ cần yêu cầu "Tôi muốn một câu trả lời khác".

Ông Kagan cũng cho biết rằng tiền mã hóa khác với hoạt động giao dịch tần suất cao, một ngành công nghiệp từng mang lại nhiều hoạt động kinh doanh cho Mellanox – công ty ông thành lập trước khi được Nvidia mua lại.

Ông cho rằng: "Chúng tôi từng tham gia nhiều vào hoạt động giao dịch. Các ngân hàng đang làm những điều điên rồ để rút ngắn thời gian kết nối giữa trung tâm dữ liệu của họ và sàn giao dịch chứng khoán. Tôi không bao giờ nghĩ rằng tiền mã hóa sẽ mang lại lợi ích cho nhân loại. Mọi người đều làm những điều điên rồ. Họ mua sản phẩm của bạn và bạn bán sản phẩm của mình cho họ. Tuy nhiên, bạn không thể chuyển hướng công ty của mình sang hỗ trợ bất cứ điều gì".

Nvidia trước đây đã nổi tiếng với khả năng sản xuất các card đồ họa mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu chơi game của người dùng, nhưng hiện nay sản phẩm của họ lại trở thành trung tâm của sự bùng nổ cho các công cụ AI mới.

Các hoạt động tính toán chuyên sâu trong việc huấn luyện các hệ thống AI mới, đòi hỏi sức mạnh tính toán trị giá nhiều tỉ USD.

Gần đây, Microsoft đã tiết lộ rằng họ đã mua hàng chục nghìn GPU A100 của Nvidia, được tối ưu cho AI, để huấn luyện và vận hành chatbot ChatGPT của OpenAI. Ngoài ra, Nvidia cũng đã bán 20.000 GPU H100 cho Amazon để hỗ trợ dịch vụ điện toán đám mây AWS của họ, cũng như 16.000 GPU H100 khác cho Oracle.

Nvidia cung cấp dịch vụ cho thuê chip xử lý thông qua một dịch vụ đám mây DGX có giá 37.000 USD/tháng để tiếp cận 8 GPU H100 được liên kết trực tiếp với nhau thành "một cụm xử lý".

Trong hội nghị thường niên của công ty vào tuần trước, ông Jensen Huang, CEO của Nvidia, đã mô tả công ty của ông như một động cơ hỗ trợ cho "khoảnh khắc iPhone của AI" và cho rằng thế hệ "sản sinh AI" mà công ty đang hỗ trợ sẽ "tái tạo lại gần như mọi ngành công nghiệp".

Theo The Guardian