Apple: iPhone không thể kiểm soát ứng dụng của bên thứ 3

Ngày 07/8 vừa qua, trước các nghi vấn về việc iPhone nghe lén và tạo các bản ghi về hoạt động của người dùng, Apple đã lên tiếng khẳng định là không bao giờ làm chuyện đó mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu và cũng không cho phép ứng dụng của bên thứ ba thực hiện các chức năng này trên thiết bị do hãng sản xuất.

Trước nghi vấn của các nghị sỹ Mỹ là về việc iPhone có xâm phạm quyền riêng tư của người dùng hay không khi mà có nhiều ý kiến cho rằng smartphone có thể thu thập dữ liệu âm thanh thông qua trợ lý ảo Siri chỉ bằng câu nói “Hey Siri” (Chào Siri) hay “Ok, Google” mà không được sự cho phép của người dùng, lãnh đạo cao nhất của Apple là Tim Cook đã lên tiếng phủ nhận tất cả những cáo buộc trên.

Các nghị sỹ Mỹ lo ngại rằng các tính năng trên iPhone sẽ cho phép công ty theo dõi người dùng và âm thầm thu thập dữ liệu âm thanh từ các cuộc trò chuyện ngày cả khi các tính năng đó không được kích hoạt. Tuy nhiên, phía Apple khẳng định, mặc dù nghe lệnh “Hey Siri”, nhưng trợ lý kỹ thuật số không ghi lại mọi âm thanh. Moi dữ liệu âm thanh trên Siri đều không được chia sẻ và Apple cũng nhấn mạnh đã lường trước được những rủi ro nên yêu cầu người dùng truy cập micro theo cách thủ công, mỗi ứng dụng khi sử dụng micro phải hiện thị biểu tượng bật/tắt để người dùng lựa chọn và biết được rằng ứng dụng có đang ghi âm hay không.

Đẩy mạnh quyền riêng tư của Apple

Tuy nhiên, Apple cũng cảnh báo rằng, mặc dù công ty đã yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng buộc phải thông báo để người dùng biết khi dữ liệu được thu thập, nhưng không thể kiểm soát được hết tất cả những gì các nhà phát triển sẽ thực hiện khi người dùng cài đặt ứng dụng của bên thứ ba lên thiết bị của mình và những thông tin về người dùng nằm trong tay họ.

Cụ thể hơn, Apple không thể giám sát những gì các nhà phát triển sẽ thực hiện với dữ liệu khách hàng mà họ đã thu thập được hoặc ngăn chặn việc chuyển dữ liệu của khách hàng ra bên ngoài, cũng như không có khả năng đảm bảo việc nhà phát triển sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách bảo mật của riêng Apple hoặc theo luật pháp của nước sở tại.

Phía Google hiện chưa đưa ra bất kỳ ý kiến nào về về vấn để nêu trên, nhưng theo một nhân viên phát ngôn của Ủy ban thượng mại và năng lượng thuộc Hạ viện Mỹ, cả Apple và Google đang hợp tác rất chặt chẽ để tháo gỡ khúc mắc.

Về phía mình, Apple sẽ tiếp tục nâng cao tính năng bảo mật quyền riêng tư để bảo vệ mình cũng như người dùng iPhone, cố gắng bảo vệ dữ liệu người dùng bằng cả kỹ thuật phần cứng và phần mềm. Vào cuối năm 2015, Apple đã tham gia vào một vụ tranh chấp pháp lý với Cục điều tra liên bang Mỹ FBI sau khi họ từ chối mở khóa iPhone được sử dụng bởi một trong những kẻ khủng bố San Bernardino, hãng này khẳng định việc đồng ý mở khóa một trong các thiết bị của họ sẽ là khởi đầu của một cuộc xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng.

Tính đến thời điểm này, Apple đã xóa khỏi gian hàng ứng dụng App Store những hàng trăm ứng dụng vi phạm quyền riêng tư của khách hàng. Trong khoảng 01 thập kỷ qua, Gian hàng ứng dụng của nhà sản xuất iPhone đã tạo ra doanh thu 100 tỷ USD cho các nhà phát triển. Phát biếu trước các nghi vấn của nghị sỹ Mỹ, Apple công bố đã từ chối khoảng 36.000 ứng dụng trong số 100.000 ứng dụng được gửi mỗi tuần vì vi phạm các nguyên tắc bảo mật.

Theo XHTT

http://xahoithongtin.com.vn/do-choi-so/201808/apple-iphone-khong-the-kiem-soat-ung-dung-cua-ben-thu-3-611316/