1. Máy in 3D Makerbot Replicator (2012)
Ra mắt vào tháng 1 năm 2012, Makerbot Replicator đã giúp bình dân hóa việc in 3D ra công chúng. Vào thời điểm đó, thiết bị chỉ hoạt động với các sợi nhựa PLA và tốc độ in rất chậm. Ngày nay chúng tôi thấy các mẫu in có giá từ 250 euro và tương thích với nhiều loại vật liệu. Tuy nhiên, thị trường máy in 3D đang phải đối mặt với nhiều thách thức. In 3D phổ biến trong ngành công nghiệp, tạo mẫu, y học hoặc xây dựng.
2. Gậy chụp ảnh tự sướng (2014)
Biểu tượng của niềm kiêu hãnh trên mạng xã hội, gậy selfie (tự sướng) được sử dụng để chụp ảnh từ xa nhờ tay cầm. Được phổ biến bởi khách du lịch và các blogger, thiết bị này nhanh chóng trở thành một “cơn sốt”, trước khi trải qua những chỉ trích dữ dội vào cuối thập kỷ này do những tai nạn đáng tiếc mà nó gây ra. Gậy selfie hiện bị cấm ở một số bảo tàng, lễ hội và thậm chí trong các công viên Disney.
3. Xe tay ga điện Xiaomi M365 (2017)
Xe tay ga điện Xiaomi M365 là một trong những mẫu đầu tiên có mặt trên thị trường. Được bán với giá 350 euro và ra mắt năm 2017, thiết bị này đã nhanh chóng đạt được doanh số bán hàng tốt nhất và rất nhiều nhà khai thác xe tay ga tự phục vụ đã xuất hiện. Vì nguy cơ tai nạn và những chiếc xe tay ga được để tự do rải rác trên vỉa hè, các đô thị hiện đang dần hạn chế sử dụng thiết bị. Tốc độ của xe bị giới hạn ở mức 20 km/h trong thành phố.
4. iPad (2010)
Apple giới thiệu chiếc iPad đầu tiên của mình vào tháng 4 năm 2010, từ đây hãng đã thành công trong việc kinh doanh một sản phẩm công nghệ mới lai giữa máy tính và điện thoại thông minh. Thế hệ đầu tiên của iPad chưa được thiết kế tinh vi và tích hợp danh mục ứng dụng khá nghèo nàn. Với iPad và iPad Pro thế hệ thứ 7, Apple hiện đang chiếm 31% thị phần trên thị trường và hãng đang hướng tới thiết kế máy tính bảng của mình muốn thay thế máy tính xách tay.
5. Raspberry Pi (2012)
Vào năm 2012, Eben Upton, giám đốc nghiên cứu tại Đại học Cambridge, đã có ý tưởng tung ra một chiếc máy tính mini dễ dàng bị hack bởi các sinh viên công nghê thông tin của mình và với mức giá thấp: khoảng 35 USD. Vượt quá mong muốn của ông bán từ 1.000 đến 10.000 bản, sản phẩm đã cháy hàng trong vài giờ và Raspberry Pi đã bán được 25 triệu bản, trở thành sản phẩm CNTT thành công nhất sau máy tính và Mac. Không lớn hơn kích thước thẻ tín dụng, Raspberry Pi chạy trên hệ điều hành Linux và đã trở thành công cụ ưa thích của những người đam mê công nghệ tự làm lấy (DIY).
6. Thuốc lá điện tử Juul (2015)
Ra mắt vào năm 2015 tại Mỹ, thuốc lá điện tử có hình dạng của một chiếc USB với các lần nạp năng lượng với các vị trái cây hoặc bạc hà nhanh chóng trở thành điểm nhấn với giới trẻ. Tuy nhiên, sản phẩm này đã trải qua một giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng trên mạng xã hội trong vài tháng, nhà sản xuất bị cáo buộc khuyến khích việc nghiện nicotine đối với trẻ vị thành niên. Thuốc lá điện tử được cho là gây ra tình trạng nghiêm trọng cho phổi và thậm chí gây tử vong đối với người dùng. Đối với nhiều chuyên gia thuốc lá, giải pháp này vẫn là một trong những cách tốt nhất để bỏ hút thuốc lá theo cách truyền thống.
7. Loa kết nối Amazon Echo (2014)
Amazon là người đi tiên phong trong việc tích hợp trợ lý giọng nói (Alexa) vào loa kết nối (Amazon Echo) năm 2014. Tiếp đến là Google năm 2017 và Apple năm 2018. Những mẫu loa được kết nối này được điều khiển bằng giọng nói, trợ lý này còn tham gia vào tất cả các tính năng để phát nhạc, hoặc trong nhà tự động.
8. Tai nghe không dây AirPods (2016)
Sự ra đời của AirPods, vào năm 2016, đồng thời với sự biến mất của giắc cắm tai nghe trên iPhone 7. Một lần nữa, Apple đã tìm điểm phá cách trên thị trường với tai nghe không dây, lọc tiếng ồn môi trường xung quanh và điều khiển bằng giọng nói. Mặc dù giá khá cao (179 euro cho thế hệ đầu tiên) nhưng tai nghe này đã chứng tỏ được sự thiết thực của chúng trong việc thực hiện cuộc gọi một cách kín đáo hoặc nghe nhạc bất kỳ lúc nào mà không cần chiếc iPhone bên cạnh. Nhược điểm: chúng dễ bị mất và những người sử dụng chúng rất dễ bị tai nạn khi chìm vào thế giới âm thanh khi đang tham gia giao thông.
9. Máy bay không người lái DJI Phantom (2013)
Máy bay không người lái phổ biến nhất trên YouTube, DJI Phantom, đã mang lại làn gió mới cho lĩnh vực thiết bị giải trí. Ra mắt năm 2013, DJI Phantom 1 không được tích hợp camera! Rất dễ bay, tương đối rẻ tiền (679 USD vào thời điểm đó), dễ dàng vận chuyển, thiết bị này trở nên cần thiết đối với các nhiếp ảnh gia nghiệp dư, cũng như đối với các chuyên gia trong việc thực hiện các cảnh quay trên không. Hiện DJI đã ra mắt Phantom phiên bản thứ tư và thiết kế của nó đã được nhiều nhà sản xuất khác sao chép.
Theo VnMedia
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu