Thí sinh không bị giới hạn số nguyện vọng đăng ký xét tuyển |
Sau khi biết điểm thi THPT quốc gia, thí sinh cần nhớ các mốc thời gian theo quy định của Bộ GD&ĐT để tránh những sai sót trong quá trình: phúc khảo bài thi, điều chỉnh nguyện vọng, xét tuyển bổ sung…
1. Nộp đơn phúc khảo trong vòng 10 ngày
Sau khi kết quả thi THPT được công bố vào ngày 14/7, nếu thí sinh nhận thấy điểm số không đúng với số điểm mong muốn, thì có thể làm đơn phúc khảo để được chấm lại bài thi.
Quy trình phúc khảo và cách thức phúc khảo đổi với dạng bài tự luận và trắc nghiệm sẽ khác nhau. Để tránh xảy ra sai sót ảnh hưởng đến điểm số, thí sinh nên tham khảo chi tiết quy trình phúc khảo bài thi theo quy định.
Thời gian phúc khảo là 10 ngày, kể từ ngày 14/7 đến 23/7/2019. Các trường THPT sẽ cập nhật danh sách các thí sinh phúc khảo và gửi danh sách đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm và tự luận cho Sở GD&ĐT để Sở tập hợp, gửi danh sách đến các hội đồng thi.
Kết quả phúc khảo bài thi hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo do các Sở GD&ĐT chủ trì hoàn thành chậm nhất ngày 4/8/2019.
2. Bài phúc khảo trắc nghiệm được đối chiếu từng câu hỏi
Đối với bài thi trắc nghiệm, quá trình phúc khảo sẽ có đầy đủ các thành viên tổ chấm phúc khảo và bộ phận giám sát. Bài thi sẽ được đối chiếu từng câu hỏi đã tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm với kết quả tệp đã quét lưu trong máy tính.
Nếu có sai lệch, tổ chấm điểm sẽ in phiếu chấm (từ phần mềm chấm thi) trước và sau khi sửa để lưu hồ sơ, đồng thời xác định nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch.
Nếu điểm số sai lệch so với lần trước thì số điểm mới của thí sinh sẽ là điểm nhận được sau khi phúc khảo. Nếu bài thi lệch 0,25 điểm so với đợt đầu thì sẽ điều chỉnh điểm.
3. Chấm độc lập bài phúc khảo tự luận
Đối với bài thi tự luận, bài tự luận được chấm theo nguyên tắc hai cán bộ chấm độc lập trên một bài thi và phải chấm bằng mực có màu khác với màu mực được dùng chấm trước đó trên bài làm của thí sinh.
Nếu cả 2 số điểm của 2 cán bộ giống nhau thì đó là điểm chính thức sau khi phúc khảo.
Nếu có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho Trưởng ban phúc khảo tổ chức cho cán bộ thứ ba chấm trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác.
Nếu cả 3 lần chấm đều chênh lệch điểm thì sẽ lấy điểm trung bình của 3 cán bộ chấm thi làm điểm phúc khảo.
Bài thi nếu lệch 0,25 điểm so với đợt đầu thì sẽ điều chỉnh điểm. Nếu lệch 0,5 thì sẽ Hội đồng thi phải tổ chức đối thoại trực tiếp với cán bộ coi thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo. Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực, Hội đồng thi sẽ xử lý theo quy định.
Bài phúc khảo trắc nghiệm lệch 0,25 điểm so với đợt đầu sẽ điều chỉnh điểm
|
4. Không giới hạn số nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT)
Thí sinh sẽ được đăng ký rất nhiều nguyện vọng giống như trong các năm tuyển sinh trước. Đặc biệt, thí sinh nên sắp xếp thứ tự nguyện vọng ưu tiên từ cao xuống thấp. Nguyện vọng 1 chính là nguyện vọng cao nhất và được ưu tiên nhất.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường đại học thì việc xét tuyển sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng từ trên xuống dưới. Thí sinh sẽ chỉ trúng tuyển vào nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký.
5. Điều chỉnh nguyện vọng bằng phương thức trực tuyến
Sau khi có kết quả THPT quốc gia, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT 1 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyển hoặc bằng Phiếu ĐKXT.
Đối với phương thức trực tuyến, thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
Phương thức này chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT.
6. Điều chỉnh nguyện vọng bằng Phiếu ĐKXT
Thí sinh được điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng nguyện vọng đã đãng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định, thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào Phiếu ĐKXT và gửi trực tiếp về điểm thu nhận hồ sơ đề cán bộ máy tính cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
7. Hạn chế sai sót thông tin khi điền vào Phiếu ĐKXT
Thí sinh ghi đúng mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại.
Điểm thu nhận hồ sơ phải yêu cầu thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trong thời gian quy định và đề nghị điều chỉnh sai sót (nếu có).
8. Xét tuyển bổ sung
Sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1, các trường tuyển đủ thí sinh theo chỉ tiêu đã đề ra sẽ tiến hành xét tuyển đợt bổ sung.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, điểm xét tuyển bổ sung sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Điều này có nghĩa là đăng ký xét tuyển bổ sung sẽ khó khăn hơn so với đợt 1.
Vì vậy, thí sinh nên phân tích chính xác, nắm chắc cơ hội để có thể trúng tuyển ngay từ đợt 1.
9. Danh sách website Sở GD&ĐT trên cả nước để tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2019 nhanh chóng, chính xác: