1. Facebook Messenger
Với sự phổ biến của ứng dụng Facebook thì không có lý do gì mà công cụ nhắn tin đi kèm Facebook Messenger lại không được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên nhược điểm của Facebook Messenger chính là tốc độ chậm và tiêu hao pin, đây là ứng dụng nhắn tin tin độc lập của Facebook, cho phép người dùng nhắn tin, thực hiện các cuộc gọi thoại và video miễn phí, thậm chí hỗ trợ gọi nhóm với tối đa lên tới 50 người, ghi âm và gửi tin nhắn audio, chia sẻ tập tin, cho phép đăng nhập nhiều tài khoản trên ứng dụng, chia sẻ vị trí với bạn bè, tích hợp nhiều công cụ, tiện ích bổ sung cho tin nhắn, thậm chí có cả một số trò chơi giải trí đơn giải đi kèm.
2. Hangouts
Hangouts hiện đang là công cụ nhắn tin phổ biến nhất của Google, tương tự như Facebook Messenger, công cụ này cũng được tích hợp rất nhiều tính năng thú vị. Bạn có thể gọi thoại, gọi video, nhắn tin, chia sẻ hình ảnh, dữ liệu … cho bất cứ ai miễn là họ cũng đang sử dụng Hangouts. Tất cả các nội dung nhắn tin sẽ được đồng bộ "lên mây" và cho phép người dùng nhắn tin cho bạn bè bất kể lúc nào, ngay cả khi họ không kết nối. Với Hangouts, mọi người có thể đồng bộ khắp nơi với cả danh sách liên lạc cũng như đoạn chat trên bất kỳ thiết bị nào miễn là họ đang sử dụng tài khoản Google. Thậm chí người dùng có thể tải xuống ứng dụng Hangouts Dialer để gọi đến hầu hết số điện thoại của Hoa Kỳ và Canada miễn phí.
3. Skype
Skype là một trong những ứng dụng miễn phí phổ biến nhất trên mạng. Tính năng nổi bật của cong cụ này chính là khả năng sử dụng đa nền tảng bao gồm trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng và hầu hết các thiết bị khác chạy các hệ điều hành phổ biến như iOS, Android, Windows Phone, Windows, Mac … Thông qua Skype người dùng có thể gửi tin nhắn văn bản, thực hiện các cuộc gọi thoại thoại và video miễn phí cho những người khác đang sử dụng Skype, chia sẻ tập tin, nhắn tin nhóm … Skype cũng cho phép gọi điện thoại đến trực tiếp một số điện thoại di động, tuy nhiên tính năng này phải trả phí mới sử dụng được.
4. Signal Private Messenger
Signal Private Messenger là một dịch vụ nhắn tin đang ngày càng phổ biến, không giống như các ứng dụng tương tự như trên, dịch vụ này tập trung vào khả năng nhắn tin bảo mật. Signal Private Messenger có mã nguồn mở và nó mã hóa mọi thứ người dùng sử dụng để gửi đi, bao gồm các cuộc gọi thoại, tin nhắn văn bản, dữ liệu … Tất nhiên phải yêu cầu người nhận cũng sử dụng ứng dụng này thì mới có thể nhận được. Hiện Signal Private Messenger đang được cung cấp miễn phí và là lựa chọn tốt nhất cho những người dùng thường xuyên nhắn tin và gọi điện với tính năng bảo mật được đặt lên hàng đầu.
5. Slack
Không giống như các dịch vụ nhắn tin và gọi điện ở trên chủ yếu dành cho người dùng cá nhân, ứng dụng nhắn tin Slack lại tập trung vào các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Thông qua ứng dụng này, người dùng có thể tạo ra các kênh văn bản, tin nhắn cá nhân, chia sẻ dữ liệu, thậm chí là liên kết với các ứng dụng lưu trữ khác như Dropbox, Google Drive… để chia sẻ dữ liệu. Ưu điểm lớn nhất của Slack là đa nền tảng (máy tính, Android, iOS) nên người dùng có thể chat nhóm với nhau bất kể họ dùng thiết bị gì và nền tảng di động nào đi nữa. Gói miễn phí của Slack cho phép người dùng có thể lưu trữ tới 10.000 tin nhắn mà nhóm đã trao đổi với nhau, 5GB dung lượng lưu trữ và cho phép liên kết 5 dịch vụ của hãng khác.
6. Viber
Viber khởi đầu là một dịch vụ VoIP cơ bản, nhưng sau đó nhanh chóng mở rộng thành một dịch vụ đầy nhắn tin phổ biến với đầy đủ các tính năng quan trọng như nhắn tin văn bản, gọi thoại và tất nhiên cả khả năng thực hiện các cuộc gọi video. Dịch vụ này được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người dùng đang sử dụng Viber, nhưng người dùng sẽ phải trả phí nếu muốn gọi đến số điện thoại của những người không sử dụng Viber. Trong số nhiều tính năng mà Viber cung cấp thì tính năng nhắn tin ẩn là rất hữu ích.
7. WhatsApp
Cuối cùng nhưng không kém phần thú vị là WhatsApp, thực tế ứng dụng này thuộc về Facebook. Ngoài khả năng nhắn tin văn bản cũng như thực hiện các cuộc gọi thoại và video như các ứng dụng khác trong danh sách này, WhatsApp còn cho phép người dùng thực hiện tất cả các chức năng liên lạc nói trên với những người dùng khác mà không phụ thuộc vào nền tảng di động họ đang sử dụng. Ví dụ người dùng iOS có thể sử dụng chức năng gọi điện video cho người dùng WhatsApp Android hoặc ngược lại ...
Theo VnMedia
http://vnmedia.vn/the-gioi-phang/201704/lua-chon-nao-de-goi-dien-mien-phi-tren-di-dong-562910/