1. Sử dụng mật khẩu "yếu"
Chắc chắn một mật khẩu đơn giản sẽ giúp bạn nhanh chóng đăng nhập và dễ nhớ. Nhưng đồng thời cũng dễ bị tấn công. Bạn nên tránh sử dụng những mật khẩu ngắn gọn quá. Và không nên sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản vì nếu một tài khoản bị tấn công thì tin tặc sẽ có thể truy cập các tài khoản khác của bạn.
2. Không sử dụng trình quản lý mât khẩu
Sử dụng trình quản lý mật khẩu là khá an toàn. Nó làm cho việc lên mạng của bạn dễ dàng hơn. Trình quản lý mật khẩu lưu trữ mật khẩu cho các tài khoản trực tuyến của bạn trên tất cả các thiết bị mà bạn đăng nhập và tiết kiệm thời gian nhập mật khẩu mỗi lần truy cập. Thay vào đó, mật khẩu sẽ được mã hóa và giữ bởi mật khẩu chủ.
Vì bạn không cần phải nhớ nhiều mật khẩu cùng lúc nên bạn sẽ không cần phải đặt một mật khẩu cho nhiều tài khoản. Với trình quản lý mật khẩu, bạn có thể tạo mật khẩu mạnh cho tất cả các tài khoản của mình và lưu trữ lại bằng 1 mật khẩu chủ duy nhất.
3. Không sử dụng xác thực 2 lớp
Nếu bạn đang sử dụng mật khẩu mạnh và trình quản lý mật khẩu, hãy thực hiện thêm một bước thiết lập xác thực 2 lớp để thêm một lớp bảo mật nữa cho các tài khoản trực tuyến của bạn. Hình thức xác thực phổ biến nhất khi bạn đăng nhập vào tài khoản là quá trình gõ mật khẩu và sau đó nhận một mã xác thực qua tin nhắn trên điện thoại để đăng nhập tiếp. Điều này đồng nghĩa với việc ngoài mật khẩu thì các hacker cần điện thoại của bạn thì mới có thể truy cập vào tài khoản của bạn.
4. Mua hàng online bằng thẻ tín dụng
Hầu hết các thẻ tín dụng cung cấp chức năng chống gian lận, nhưng hệ thống thanh toán di động vẫn an toàn hơn và sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều phiền phức khi nộp đơn yêu cầu bồi thường nếu thẻ tín dụng của bạn bị sử dụng bất hợp pháp.
5. Nhấp vào liên kết, mở tệp đính kèm từ các email không rõ nguồn gốc
Nếu bạn nhận được email từ ngân hàng, Facebook hoặc một tổ chức có uy tín khác nói rằng có vấn đề với tài khoản của bạn và hãy làm gì đó ngay lập tức, đừng nhấp vào liên kết có trong email. Thay vào đó, hãy truy cập vào trang web trực tiếp và đăng nhập vào tài khoản của bạn để xem những gì đang xảy ra. Có thể email mà bạn nhận được là một phần của việc lừa đảo nhằm khiến bạn tiết lộ thông tin cá nhân như tên người dùng và mật khẩu hoặc tài khoản ngân hàng hoặc số thẻ tín dụng của bạn.
6. Sử dụng Wi-Fi công cộng một cách bừa bãi
Việc truy cập Wi-Fi tại nơi công cộng hoặc sân bay nói chung là an toàn, nhưng bạn vẫn không nên quá tin tưởng vào các điểm Wi-Fi công cộng bởi nó sẽ dễ dàng hơn cho các hacker biết những gì bạn đang làm trực tuyến hơn là mạng wifi gia đình. Ngoài ra, thậm chí hacker và các cá nhân bất chính khác thiết lập mạng Wi-Fi giống như một quán cà phê hoặc một điểm truy cập Wi-Fi công cộng khác để ăn cắp thông tin của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn đang kết nối với mạng đúng và không phải là một mạng giả mạo để lấy thông tin của bạn - tránh xa bất kỳ mạng lưới ngẫu nhiên mà bạn không chắc chắn về nó.
7. Không thường xuyên cập nhật hệ điều hành
Apple, Google và Microsoft thường xuyên cập nhật hệ điều hành để nâng cao tính bảo mật. Các bản cập nhật này thực chất chỉ là "miếng vá" nhằm khắc phục các lỗ hổng mà hacker muốn khai thác, ví dụ gần đây là cuộc tấn công WannaCry tấn công các máy chạy Windows lỗi thời. Vì thế đừng bỏ qua thông báo về các cập nhật cho điện thoại hay máy tính.