6 tính năng mới của iPhone 14 Pro đã được sử dụng trên smartphone Android từ vài năm trước

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Apple đã giới thiệu một số tính năng mới thú vị với iPhone 14 Pro, nhưng hãy nhớ rằng các thiết bị Android đã có một số tính năng này từ vài năm trước.
6 tính năng mới của iPhone 14 Pro đã được sử dụng trên smartphone Android từ vài năm trước (Ảnh: Make Use Of)
6 tính năng mới của iPhone 14 Pro đã được sử dụng trên smartphone Android từ vài năm trước (Ảnh: Make Use Of)

Apple thường ra mắt iPhone mới vào mùa thu hàng năm. Và cứ mỗi lần phát hành, hãng lại ca ngợi các tính năng mà họ mang đến cho iPhone là những công nghệ đột phá.

Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra. Trên thực tế, có một số tính năng trong iPhone 14 Pro mà nhiều điện thoại Android đã có trong một vài năm. Dưới đây là một số tính năng của iPhone 14 Pro chúng ta đã thấy trên Android.

1. Always-On Display

Tính năng Always-On Display (Ảnh: Make Use Of)

Tính năng Always-On Display (Ảnh: Make Use Of)

Cuối cùng, iPhone 14 Pro cũng có tính năng màn hình luôn bật (AOD: Always-On Display), cho phép người dùng xem nhanh thời gian và thông báo của họ. Tính năng này lần đầu xuất hiện trên điện thoại Android từ năm 2016 trên chiếc Samsung Galaxy S7, nhưng công nghệ này thực ra đã tồn tại trên thị trường smartphone từ rất lâu.

Điện thoại đầu tiên có tính năng AOD phải kể đến chiếc Nokia 6303 được phát hành vào năm 2008. Sau đó, nhiều máy chạy hệ điều hành Symbian và có màn hình OLED của Nokia như Nokia N8 đều có AOD. Tuy nhiên, tính năng AOD của Apple khác với những thiết bị khác ở chỗ, đó chính là khả năng hạ tần số quét của màn hình xuống tới 1Hz.

Khi làm như vậy, AOD sẽ giảm tối thiếu tác động đối với thời lượng pin của iPhone 14 Pro, ngay cả khi toàn bộ màn hình đang được bật (thay vì chỉ một phần như hầu hết các điện thoại Android). Điều này đảm bảo rằng người dùng iPhone vẫn có được thời lượng pin tuyệt vời, mặc dù màn hình không bao giờ tắt đi.

2. Camera 48MP

Camera 48MP (Ảnh: Make Use Of)

Camera 48MP (Ảnh: Make Use Of)

Lần cuối cùng iPhone được nâng cấp độ phân giải cho camera chính là vào năm 2015 khi iPhone 6S có cảm biến 12MP so với 8MP của iPhone 6.

Mặc dù độ phân giải cảm biến không phải là tất cả để quyết định chất lương ảnh, camera nhưng việc Apple tăng cường độ phân giải vẫn là một điều tích cực.

Như chúng ta đã thấy, những chiếc smartphone như Samsung Galaxy S21 Ultra và Realme 8 Pro cả hai đều được ra mắt vào năm 2021 và được trang bị camera cảm biến 108 MP. Bộ đôi iPhone 14 Pro và 14 Pro Max của Apple có thể tự hào với kích thước điểm ảnh (pixel) gộp 2.44µm - tương đương với kích thước pixel 1.22µm trước khi thực hiện thuật toán gộp điểm ảnh (pixel binning). Tuy vậy, kích cỡ điểm ảnh này vẫn nhỏ hơn so với camera 50.3MP cực lớn của Xiaomi 12S, vốn có cảm biến 1 inch cùng kích thước pixel 1.6µm.

Một số người có thể cho rằng Photonic Engine của Apple sẽ tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, các nhà sản xuất khác, như Samsung, Google và Xiaomi, cũng đang đạt được những bước tiến với công nghệ chụp ảnh điện toán của họ, tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp, ngay cả trong cùng điều kiện ánh sáng yếu.

3. Khả năng tự động lấy nét của camera trước

Khả năng tự động lấy nét của camera trước (Ảnh: Make Use Of)

Khả năng tự động lấy nét của camera trước (Ảnh: Make Use Of)

Hầu hết smartphone không có tự động lấy nét đối với camera selfie ở mặt trước bởi không gian nhỏ dành cho camera trước không phù hợp để đặt các linh kiện phức tạp cần thiết để kiểm soát lấy nét. Dù Apple cuối cùng cũng đã giới thiệu tính năng này cho iPhone 14 và iPhone 14 Pro, thế nhưng người dùng Android đã được trải nghiệm khả năng tự động lấy nét cho camera selfie từ vài năm trước.

Samsung lần đầu tiên phát hành tính năng này với S8 vào năm 2017. Google đã làm theo, cho phép máy ảnh mặt trước của Pixel 3 tự động lấy nét vào năm 2018. Mặc dù các nhà sản xuất khác, như Huawei, Xiaomi và Motorola, không có tính năng này, nhưng Apple đã phải mất đến năm nhiều năm để áp dụng nó cho iPhone.

4. Action Mode

Chế độ quay phim Action Mode (Ảnh: Make Use Of)

Chế độ quay phim Action Mode (Ảnh: Make Use Of)

Ngoài camera trước tự động lấy nét, Apple cũng giới thiệu chế độ Action Mode cho iPhone 14 và iPhone 14 Pro. Dẫu chưa có thông tin chính xác về cách hoạt động của tính năng này, nhưng khả năng cao là nó sử dụng khả năng chống rung hình ảnh quang học và kỹ thuật số nhằm đảm bảo người dùng có được hình ảnh video ổn định cả khi được ghi lại trong điều kiện gập ghềnh.

Tuy nhiên, chế độ hành động không phải là mới đối với smartphone Android. Samsung Galaxy S10 ra mắt từ năm 2019 đã có chức năng quay video chống rung Super Steady, và ngay cả Vivo V25 Pro tầm trung cũng có Ultra Stabilization.

5. Phát hiện sự cố

Khả năng phát hiện sự cố (Ảnh: Make Use Of)

Khả năng phát hiện sự cố (Ảnh: Make Use Of)

Gần đây, Apple đã tập trung nhiều đến những yếu tố liên quan sức khỏe và an toàn. Bên cạnh các tính năng an toàn và sức khỏe đã được giới thiệu trong Apple Watch hay tính năng nhắn tin khẩn cấp SOS thông qua giao tiếp vệ tinh trên iPhone 14, công ty cũng đang tích hợp khả năng phát hiện sự cố vào thế hệ iPhone mới nhất.

Tuy nhiên, OnStar, công ty của General Motors chuyên cung cấp các dịch vụ cho xe hơi như dịch vụ dẫn đường và bảo mật, đã ra mắt ứng dụng OnStar Guardian vào năm 2021. Ứng dụng này có sẵn cho cả iOS lẫn Android và có khả năng phát hiện sự cố bằng cách sử dụng những cảm biến tích hợp trên điện thoại của bạn để tự động gọi dịch vụ khẩn cấp.

Ngay cả Pixel 4a, ra mắt vào năm 2020, cũng đã có tính năng phát hiện tai nạn ô tô. Và trong khi Apple cho biết họ đã thêm một gia tốc kế lực để đo những thay đổi đột ngột về tốc độ và hướng, cùng với các cảm biến khác như micrô và khí áp kế, thì các mẫu smartphone Android cũng đã có những cảm biến này từ lâu.

6. Bộ xử lý 4nm

Bộ xử lý 4nm (Ảnh: Make Use Of)

Bộ xử lý 4nm (Ảnh: Make Use Of)

Apple tuyên bố, con chip A16 Bionic trong iPhone 14 Pro là bộ xử lý smartphone mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, bên cạnh một biểu đồ vốn chẳng cung cấp bất kỳ thông tin nào ngoại trừ việc nó hoạt động tốt hơn A13 Bionic ra măt năm 2019, Apple chỉ tuyên bố nó nhanh hơn 40% so với đối thủ. Thế nên, chúng ta không biết nó tốt hơn bao nhiêu so với con chip A15 Bionic của năm ngoái.

Công ty nói rằng sức mạnh và hiệu quả của chip A16 là kết quả của tiến trình 4nm được sử dụng để tạo ra nó. Tuy nhiên, Snapdragon 8 Gen 1, được trang bị trên dòng Galaxy S22 cũng đã sớm sử dụng tiến trình này.

Hơn nữa, Qualcomm đã phát hành phiên bản cập nhật của con chip flagship này, đó là Snapdragon 8 Gen 1+, cùng một phiên bản cận cao cấp có tên Snapdragon 7 Gen 1 vào tháng 05/2022. Cả 2 đều sử dụng cùng tiến trình 4nm.

Và ngay cả khi Apple tuyên bố iPhone 14 Pro Max là smartphone nhanh nhất từ trước đến nay, thì chúng chúng ta cũng cần phải có thời gian để kiểm nghiệm thực tế khẳng định này.

iPhone 14 Pro không "thần thánh" như Apple nói

Apple (và nhiều công ty khác) rất giỏi trong việc tiếp thị các thiết bị của mình, vì vậy họ có thể làm cho các tính năng đã tồn tại trên thiết bị Android trở nên mới mẻ và sáng tạo trong các bài thuyết trình sản phẩm của họ. Nhà Táo đã chi hàng triệu đô cho các nỗ lực tiếp thị toàn cầu của mình.

Apple có một số tính năng mới thú vị cho iPhone 14 Pro như nhắn tin SOS khẩn cấp qua vệ tinh và Dynamic Island, thế nhưng hầu hết đều là tận dụng và cải thiện những thứ đã có trên thị trường.

Rất nhiều tính năng công nghệ đã có mặt trên Android trong nhiều năm, nhưng khi Apple triển khai các công nghệ đó thì hãng này lại khiến chúng trở nên mới mẻ và thú vị, ít nhất là đối với những người dùng sản phẩm của Apple.

Theo Make Use Of