Năm 2017, Việt Nam đã được bàn giao toàn bộ 6 tàu ngầm thông thường lớp Kilo từ Nga, đã thành lập một lực lượng tàu ngầm không thể coi thường ở khu vực Đông Nam Á - Tờ Jane's Defense Weekly Anh ngày 12/7 nhấn mạnh.
Báo chí nhà nước Việt Nam đã công bố những nỗ lực của Bộ Quốc phòng Việt Nam để hải quân Việt Nam có khả năng bảo trì, bảo dưỡng và đại tu.
Hai năm qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đầu tư tiến hành nâng cấp, cải tạo đối với nhà máy đóng tàu X52, quyền sở hữu bến tàu của nhà máy này thuộc hải quân Việt Nam. Nhà máy đóng tàu này nằm ở tỉnh Khánh Hòa, phía nam vịnh Cam Ranh.
Nâng cấp, cải tạo nhà máy đóng tàu X52 là để hải quân Việt Nam có khả năng bảo trì và bảo đảm tàu ngầm lớp Kilo.
Năm 2012, nhà máy đóng tàu X52 bắt đầu được xây dựng, năm 2017 đã bảo trì và bảo đảm cho khoảng 20 tàu chiến hải quân, đồng thời còn cử kỹ sư đến Nga học tập để phục vụ cho hoạt động của tàu ngầm và nhà máy đóng tàu.
Trong tương lai, Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ còn tiếp tục đầu tư cho nhà máy này để nhà máy có khả năng bảo trì, bảo dưỡng, đại tu tàu ngầm lớp Kilo vào năm 2019.
Năm 2009, Việt Nam ký kết thỏa thuận với Nga, cấp 1,8 tỷ USD mua 6 tàu ngầm lớp Kilo Type 636.1, cộng với xây mới căn cứ tàu ngầm, mua sắm các phương tiện, thiết bị hỗ trợ hậu cần và vũ khí đạn dược đồng bộ, tổng kinh phí khoảng 3,2 tỷ USD.
Tàu ngầm lớp Kilo là tàu ngầm diesel-điện chủ lực thế hệ thứ ba do Nga nghiên cứu chế tạo sau Chiến tranh, đến nay đã phát triển được các phiên bản khác nhau như 877, 877M, 877EMK, 636M. Nga đã xuất khẩu trên 30 chiếc cho các nước, khách hàng là những nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria, Việt Nam.
Loại tàu ngầm Việt Nam mua là Type 636.1, phiên bản mới nhất của lớp Kilo, lượng giãn nước khi lặn là 3.000 tấn, thủy thủ đoàn 52 người, tốc độ khi lặn 20 hải lý/giờ. Đây là phiên bản cải tiến sâu của Type 636M, sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực và thiết bị định vị thủy âm cải tiến, có thể sử dụng các vũ khí như ngư lôi săn ngầm/chống hạm GE2-01, tên lửa dòng Club.
Toàn bộ 6 tàu ngầm của Việt Nam được đặt tên theo những khu vực trọng yếu chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam, lần lượt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tháng 2/2017, hải quân Việt Nam đã tổ chức lễ biên chế 2 tàu ngầm lớp Kilo cuối cùng và đưa vào hoạt động toàn bộ 6 tàu ngầm.
Tên lửa dòng Club là vũ khí được quan tâm nhất của tàu ngầm lớp Kilo, bao gồm 3 phiên bản là chống hạm, săn ngầm và tấn công đối đất, trong đó tên lửa hành trình tấn công đối đất là vũ khí gây chú ý nhất.
Năm 2017, báo chí Việt Nam lần đầu tiên công khai tên lửa 3M-54E, phiên bản chống hạm dòng Club, xác nhận hải quân Việt Nam đã nhập khẩu loại tên lửa này. Tên lửa này có tầm bắn khoảng 300 km, là một loại tên lửa chống hạm kết hợp "cận - siêu âm", bay với tốc độ cận âm ở đoạn hành trình, đoạn cuối khởi động tên lửa thể rắn, tấn công tàu chiến đối phương bằng tốc độ siêu âm, có khả năng chống hạm rất mạnh.
Sau khi xác nhận Việt Nam đã nhập khẩu tên lửa phiên bản chống hạm, dư luận quốc tế đã chuyển sang để ý để khả năng Việt Nam đã nhập khẩu tên lửa 3M-14E, tên lửa hành trình tấn công đối đất dòng Club.
Báo Anh lưu ý gần đây, kênh quốc phòng Việt Nam liên tục đưa tin về lữ đoàn 189 của hải quân Việt Nam, đã xác nhận sở hữu tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E. Tên lửa này mặc dù cùng thuộc dòng tên lửa Club với 3M-54E, nhưng công dụng và thiết kế có sự khác biệt.
Tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E có tầm bắn khoảng 300 km, sử dụng dẫn đường phối hợp địa hình thường dùng của tên lửa hành trình, độ chính xác bắn trúng trong phạm vi 5 km, có khả năng tấn công chính xác rất mạnh.
Tờ Học giả Ngoại giao Mỹ cho rằng tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E là vũ khí có khả năng uy hiếp lớn hơn so với 3M-54E, có thể tấn công các mục tiêu chiến lược có giá rị cao ở chiều sâu của đối phương.
Ở Biển Đông, tên lửa hành trình 3M-14E có thể tấn công các mục tiêu quan trọng của đối phương như cảng biển, sân bay và trạm radar, sẽ đóng vai trò là "vũ khí răn đe chiến lược" trong danh sách trang bị của quân đội Việt Nam.