Di chuyển trong đô thị đang nhanh chóng trở thành một thách thức lớn đối với nhiều thành phố. Hợp lý hóa lưu lượng và tìm giải pháp cho dân số tăng ở các thành thị không phải là một nhiệm vụ đơn giản.
Hơn 55% dân số thế giới sống ở các thành thị và con số này dự kiến sẽ tăng lên 68% vào năm 2050 – theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc. Bản báo cáo này cho biết vào năm 2030 thế giới sẽ có khoảng 43 thành phố siêu lớn (dân số mỗi thành phố lớn hơn 10 triệu). Một đô thị khổng lồ sẽ trở thành một cơn ác mộng nếu không được áp dụng công nghệ để tối ưu hóa giao thông.
Công ty tư vấn Oliver Wyman đã hợp tác với Đại học Berkeley của California để xếp hạng các hệ thống giao thông công cộng của các thành phố khác nhau. Một số yếu tố được sử dụng để phân loại các thành phố bao gồm chất lượng cơ sở hạ tầng của thành phố, trải nghiệm người dùng và các quy định an toàn có hiệu lực.
Xếp thứ 15 – Paris (53,7 điểm)
Paris (ảnh Shutterstock)
|
Tại Paris, trung bình các hành khách di chuyển trên một quãng đường là 10,8km. Tính trung bình, hành khách dành 64 phút đi lại trên phương tiện công cộng ở Paris.
14. Los Angeles (56,5 điểm)
(ảnh Shutterstock)
|
Khoảng cách trung bình mọi người di chuyển trên một hành trình sử dụng phương tiện giao thông công cộng là 11,1 km. Trung bình, mỗi người dành 86 phút để di chuyển.
13. Barcelona (56,7 điểm)
(ảnh Shutterstock)
|
Khoảng cách trung bình hành khách di chuyển là 7,2km. Như vậy họ sẽ mất khoảng 50 phút nếu chọn đi bằng phương tiện công cộng.
12. San Francisco (58 điểm)
(ảnh Shutterstock)
|
Đi lại trung bình ở San Francisco là 9,09 km. Người đi làm dành trung bình 77 phút cho giao thông công cộng mỗi ngày ở San Francisco.
11. Hồng Kông (58,2 điểm)
(ảnh Shutterstock)
|
Tại Hồng Kông, chiều dài trung bình của một hành trình sử dụng phương tiện giao thông công cộng là 11,2km. Trung bình, hành khách dành 73 phút mỗi ngày để đi lại bằng giao thông công cộng.
10. Berlin (58,3 điểm)
(ảnh Shutterstock)
|
Ở đây, khoảng cách trung bình của một hành trình trên phương tiện giao thông công cộng là 9,1km. Trung bình, hành khách của Berlin dành 62 phút để đi lại trên phương tiện giao thông công cộng.
9. Seoul (58,9 điểm)
(ảnh istock)
|
Một bài viết năm 2016 trên tạp chí Mic cho thấy, trung bình người dân ở Seoul sử dụng đường sắt 0,67 lần/ngày. Cư dân Seoul đi xe buýt trung bình 0,44 lần/ngày.
8. Bắc Kinh (59,7 điểm)
(ảnh Airbnb)
|
Theo sách hướng dẫn du lịch của Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh cũng chính là trung tâm đường sắt lớn nhất nước này.
7. Helsinki (61,1 điểm)
(ảnh TASS)
|
Theo website Discovering Finland, việc di chuyển từ Helsinki (Phần Lan) đến Nga bằng tàu hỏa rất đơn giản, vì có 3 chuyến khởi hành từ thành phố này mỗi ngày.
6. Tokyo (61,6 điểm)
(ảnh Flickr)
|
Theo Japan Guide, các tuyến tàu điện rất thuận tiện cho việc di chuyển quanh trung tâm Tokyo. Thủ đô của Nhật Bản được bao phủ bởi một mạng lưới dày đặc gồm các tuyến xe lửa, tàu điện ngầm và xe buýt – được điều hành bởi khoảng một chục công ty khác nhau.
5. New York (61,9 điểm)
(ảnh iStock)
|
Khoảng cách trung bình cho một hành trình trên phương tiện giao thông công cộng là 9,5km. Trung bình, hành khách của New York dành khoảng 87 phút cho giao thông công cộng.
4. Thượng Hải (62,4 điểm)
(ảnh: Shutterstock)
|
Tại Thượng Hải, có 12 tuyến tàu điện ngầm nối thành phố và có hơn 50.000 xe taxi hoạt động.
3. London (62,7 điểm)
(ảnh: Shutterstock)
|
Khoảng cách trung bình hành khách đi trên một hành trình bằng phương tiện giao thông công cộng là 8,9km. Trung bình, hành khách dành 84 phút để đi lại trên phương tiện giao thông công cộng ở London mỗi ngày.
2. Amsterdam (65,4 điểm)
(ảnh: Shutterstock)
|
Theo iAmsterdam, xe đạp là phương tiện vận chuyển kinh tế cho những người dân sống ở thành phố này. Du khách có thể thuê một chiếc xe đạp cũ với giá khoảng 55 USD – 193 USD từ nhiều điểm cho thuê xe trên khắp thành phố
1. Singapore (70,8 điểm)
(ảnh Fickr)
|
Trung bình, hành khách của Singapore dành 84 phút để đi lại trên phương tiện giao thông công cộng mỗi ngày. Khoảng cách trung bình mỗi hành trình là 7,3km.