1. Coursera (Miễn phí tải về, trả tiền trong ứng dụng)
Coursera là một ứng dụng trường học trực tuyến, bao gồm nhiều bài học và nhiều lớp học mà bạn có thể tham gia. Các lớp học có nhiều chủ đề khác nhau. Ứng dụng có tới hơn 1.000 khóa học, từ toán học đến khoa học và thậm chí là công nghệ. Các lớp học sẽ có giảng viên, tài liệu đọc và video nội dung. Sau khi kết thúc khóa học, bạn còn nhận được một chứng chỉ hoàn thành khóa học. Một vài khóa học ở đây là miễn phí, nhưng cũng có một số khóa học bạn phải trả tiền. Đây là một kiểu kết hợp thú vị giữa cách giáo dục cũ và phương pháp học hiện đại. Nhược điểm duy nhất của ứng dụng này là đôi lúc xảy ra lỗi. Tuy nhiên đây không phải là một nhược điểm lớn, và ứng dụng này xứng đáng để bạn tải về.
2. Duolingo (Miễn phí tải về, tùy chọn trả tiền trong ứng dụng)
Duolingo ra mắt vào năm 2014 và là một ứng dụng chuyên về ngoại ngữ. Ứng dụng này dạy bạn cách học ngoại ngữ thông qua các game nhỏ. Mặc dù các bài học có độ khó tăng dần nhưng sẽ không làm bạn nản chí vì giao diện khá bắt mắt. Các nhà phát triển ứng dụng còn nói rằng: 34 giờ học trên ứng dụng bằng với cả kỳ học ở trường. Hơn thế nữa, đây còn là ứng dụng hoàn toàn miễn phí, không quảng cáo, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Một khi bạn đã sử dụng thành thạo Duolingo, bạn có thể chuyển sang các ứng dụng khác như Memrise, Rossetta Stone… để học cấp độ nâng cao.
Khan Academy là một nguồn thông tin trực tuyến khá phổ biến. Bạn có thể học các môn học truyền thống như toán, khoa học, kinh tế, và nhiều hơn nữa. Ứng dụng có tới hơn 10.000 video cùng với nhiều bài học, khóa học khác nhau. Bạn có thể học hỏi được nhiều điều mới hoặc củng cố các kiến thức cũ. Ứng dụng này cũng hoàn toàn miễn phí, phù hợp cho đối tượng người học là học sinh, sinh viên.
4. Lynda (Miễn phí tải về, phí sử dụng 25 USD/tháng)
Lynda là một nguồn tài nguyên học tập trực tuyến được sáng lập bởi Lynda Weinman. Nó giống với các ứng dụng như Udacity, Coursera, hay Udemy. Điểm giúp Lynda khác biệt đó là nó tập trung vào công nghệ và các kỹ năng định hướng nghề nghiệp. Bạn có thể học cách mã hóa, học cách thiết kế và thiết kế website, hoặc thậm chí là những kỹ năng cơ bản như thu âm ca nhạc hay kỹ năng Microsoft Office. Ứng dụng này có tính thực tế rất cao, vì thế mà chi phí cũng khá đắt. Mặc dù có các khóa học miễn phí nhưng để có được mọi thứ bạn muốn thì bạn cần phải trả 25USD/tháng (hoặc 240USD/năm). Dù sao thì số tiền này vẫn ít hơn so với học phí đại học.
5. PhotoMath (Miễn phí tải về)
PhotoMath là một trong những ứng dụng chuyên ngành khá hữu ích. Nhìn tên bạn có thể đoán được ứng dụng này chuyên sâu về cái gì - chính là Toán học. Ứng dụng này sử dụng camera điện thoại và phần mềm nhận dạng chữ viết để đọc các phương trình mà bạn viết ra, từ đó cho bạn câu trả lời. Quan trọng hơn, nó giúp bạn hiểu các bước để tính toán và ra kết quả như vậy chứ không chỉ đơn thuần là đáp số. Rất nhiều người gặp khó khăn với môn Toán, và ứng dụng này thực sự rất có ích. Bản miễn phí sẽ chỉ cung cấp các công thức cơ bản. Còn bản Pro sẽ hướng dẫn bạn từng bước một để giải phương trình, có các cách giải thích dễ hiều thậm chí bạn có thể khai thác các tài nguyên toán học một cách dễ dàng.
SoloLearn là một phát triển ứng dụng trên Google Play và có một list các sự lựa chọn về các ứng dụng hướng dẫn về lập trình máy tính. Ứng dụng này hỗ trợ ngôn ngữ lập trình như HTML, các ngôn ngữ phổ biến hơn như Java hay C++, và thậm chí là một số công cụ chuyên biệt hơn như Python. Mỗi loại ngôn ngữ sẽ có một ứng dụng riêng và hoàn toàn miễn phí. Cuối cùng thì bạn vẫn cần phải tốt nghiệp về một chuyên ngành nào đó ở trường đại học, nhưng SoloLearn chính là một trường đại học như thế lại hoàn toàn miễn phí cho bạn mà không nền giáo dục nào mang lại.
Chắc hẳn nhiều người đã rất quen thuộc với TED. TED là nơi mà mọi người nói và chia sẻ về nhiều lĩnh vực khá nhau của cuộc sống. Những người chia sẻ ở đây hầu như là những người làm việc trong các ngành công nghiệp lớn. Họ thực hiện những buổi TED talks để kể về những gì họ đang làm, diễn thuyết về các chủ đề và những điều mang tính giáo dục khác. Đây chưa phải là một trong những ứng dụng chứa nhiều nội dung nhất. Tuy nhiên đây là phương thức bạn tiếp nhận mọi thứ từ nhiều khía cạnh khác nhau và nhận ra công nghệ đang thay đổi nhanh chóng như thế nào.
8. Udacity (Miễn phí/Chi phí khác)
Udacity cũng giống với Udemy hay Lynda vậy. Bạn có thể tham gia vào các khóa học và thu thập những kiến thức mới cho mình. Tuy nhiên điểm khác biệt của Udacity đó là tập trung nhiều vào các ngành đào tạo như lập trình máy tính, phát triển ứng dụng, trí tuệ nhân tạo và khoa học về máy móc. Giống như các ứng dụng khác, nhiều khóa học trên Udacity là miễn phí, tuy nhiên nếu bạn muốn có nhiều thông tin bổ ích hơn thì bạn sẽ phải trả tiền cho ứng dụng. Đây thực sự là một ứng dụng hay và thậm chí Google cũng muốn làm đối tác lâu dài trong việc mở ra các khóa học trên app này.
9. Udemy (Miễn phí/Chi phí khác)
Udemy cũng là một ứng dụng học tập theo phong cách phổ biến nhất, tuy nhiên điều kiện để học qua Udemy chính là bạn phải có Tiếng Anh. Các khóa học được dạy chủ yếu qua video và do giáo viên từ nhiều nước giảng dạy. Udemy cung cấp các khóa học về những ứng dụng của Adobe, Microsoft và thậm chí bạn có thể học được những kỹ năng như nói trước công chúng, nấu ăn...Có rất nhiều khóa học miễn phí, hoặc mất phí đối với các khóa học chuyên sâu.
10. YouTube (Miễn phí hoặc 9,99USD/tháng)
Có thể nói YouTube là ứng dụng tốt nhất bạn nên dùng cho việc học. Dịch vụ YouTube cung cấp cho ta rất nhiều thứ, từ các video, các video ca nhạc, tin tức, và giải trí. Tuy nhiên, ngoài những điều trên, bạn có thể tìm thấy hướng dẫn thực hiện bất cứ điều gì trên YouTube, ví dụ như cách thay dầu xe ô tô, cách sửa các lỗi trên máy tính của bạn, và có các kênh giáo dục hướng dẫn về bất cứ thứ gì bạn muốn học. Thứ duy nhất mà bạn phải trả cho YouTube chính là thời gian khoảng 1-2 phút để xem quảng cáo. Nếu không muốn xem quảng cáo và xem được tất cả các nội dung trên YouTube bạn có thể sử dụng YouTube Red với phí là 9,99USD/tháng.