Điện thoại BlackBerry (1999-2016)
Hẳn bạn còn nhớ từ "BlackBerry" từng có thời được hiểu đồng nghĩa với "Professional" (chuyên nghiệp)? Trước khi sụp đổ, nhãn hiệu này đã thống trị ngành công nghiệp di động.
BlackBerry chính là hãng đã giới thiệu cho thế giới một khái niệm thực sự cách mạng: đó là gửi email và lướt web… từ chiếc điện thoại. Nhưng năm 2007, Apple ra iPhone và giao diện màn hình cảm ứng. Màn hình nhỏ bé của BlackBerry không còn hấp dẫn nữa khi duyệt web. Người dùng thậm chí còn chấp nhận và thích dùng bàn phím ảo thay vì bàn phím vật lý.
Trong những năm cuối cùng, BlackBerry đã phải trải qua nhiều thất bại, trước khi tuyên bố rút khỏi cuộc chơi phần cứng. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn còn thấy tên "BlackBerry" vẫn còn. Đó là vì công ty mẹ của nhãn hiệu, là BlackBerry Limited (trước là Research in Motion) sẽ tiếp tục tạo ra phần mềm BlackBerry và cấp phép phát triển phần cứng cho đối tác TCL của Trung Quốc. Nhưng dù sao BlackBerry cũng đã ra đi trong năm nay.
Google Nexus (2010-2016)
Vào năm 2010, Google ra dòng điện thoại Nexus chạy trên hệ điều hành Android gốc. Đã có một số tablet và smartphone ra mắt dưới nhãn hiệu Nexus, nhưng chủ yếu là điện thoại Nexus. Dù về quan điểm phần cứng, điện thoại Nexus được xem là khá tốt, song nó vẫn thất bại. Mục tiêu của điện thoại Nexus là để người dùng biết trải nghiệm Android là như thế nào.
Nhưng Google vẫn chưa thực sự từ bỏ giấc mơ điện thoại Android gốc, hãng khai tử Nexus trong năm nay và chuyển sang nhãn hiệu mới Pixel. Một dòng điện thoại khác cũng ra đi trong năm nay chính là Lumia của Microsoft.
Vine (2013-2016)
Mạng xã hội video Vine chính thức bị khai tử trong năm nay. Vine cho phép mọi người tạo và truyền video trực tiếp từ điện thoại của họ, nhưng trong thời đại kỹ thuật số, những video kéo dài chỉ 6 giây đó thật kinh khủng. Nền tảng Vine với định dạng ngắn đến kỳ dị, chưa bao giờ tốt lên và khi Instagram ra chức năng video 15 giây, đó gần như là hồi chuông báo tử cho Vine. Vine sẽ không đi cùng chúng ta trong năm 2017.
Pebble (2012-2016)
Dù gì chăng nữa, Pebble đã tạo ra xu hướng công nghệ kêu gọi vốn từ cộng đồng. Đã có một số dự án thành công từ vốn cộng đồng song cũng có những dự án chỉ là âm mưu lừa đảo. Pebble là kết quả tốt đẹp của công nghệ kêu gọi vốn cộng đồng cho đến cách đây vài tuần!
Có thể nói Pebble đã tạo ra thời đại đồng hồ thông minh hiện đại, cũng từ đó đã thu hút sự cạnh tranh của các đại gia lớn như Samsung và Apple. Nhưng có vẻ như thời đại smartwatch cũng đã sắp đến lúc kết thúc. Thị trường smartwatch đắt đỏ dường như không phải là những gì mà các nhà sản xuất đã hy vọng.
Đầu tháng này, Pebble đã bị hãng sản xuất thiết bị đeo sức khỏe Fitbit thâu tóm. Ngay sau khi thương vụ ký kết diễn ra, Pebble tuyên bố họ sẽ ngừng bán mọi thiết bị mang nhãn hiệu Pebble và mọi bản quyền, nhân sự của công ty sẽ được Fitbit sử dụng.
Jack tai nghe iPhone (2007-2016)
Apple có lẽ đã được nhận xét là rất "dũng cảm" khi tuyên bố loại bỏ jack tai nghe ra khỏi mẫu iPhone thế hệ mới nhất của hãng. Thực tế, việc loại bỏ một phụ kiện đã tồn tại từ lâu và rất quen thuộc với người dùng, không chỉ là hành động "đáng chú ý" mà có lẽ phải nói là "dũng cảm".
iPhone không có jack tai nghe nữa, vì thế nếu muốn dùng tai nghe với iPhone, bạn sẽ phải mua tai nghe Bluetooth, hoặc dùng tai nghe mà Apple trao cho bạn.
Project Ara (2013–2016)
Không hiểu chính xác Google gặp vấn đề gì với sáng kiến về điện thoại lắp ghép module song Project Ara ra đời chính là để thực hiện dự án "điện thoại lắp ghép". Hệ thống này cho phép người dùng lựa chọn các đặc điểm phần cứng cho smartphone của họ. Chẳng hạn, bạn không cần camera trước, nhưng lại muốn smartphone có pin thật lớn, bạn có thể lựa chọn theo ý thích. Theo lý thuyết, thậm chí bạn có thể sử dụng chiếc điện thoại mãi mãi bằng cách thay thế các linh kiện khi chúng bị vỡ hoặc lỗi thời.
Nhưng dự án này dường như vẫn chỉ là … dự án. Những ai muốn có một chiếc điện thoại module có thể tìm xem Moto Mods của Motorola.
Màn hìnhThunderbolt (2011-2016)
Bạn muốn cải thiện kích cỡ hiển thị bằng một màn hình chính thức mang nhãn hiệu Apple? Cách tốt nhất là dùng màn hình kết nối qua cổng Thunderbolt, nhưng Apple đã khai tử màn hình Thunderbold vào mùa hè năm nay. Tuy nhiên, đừng quá buồn, có những tin đồn cho biết Apple có thể sẽ ra màn hình 4K hoặc 5K mới trong tương lai gần.
Galaxy Note 7 (từ tháng 8/2016 đến 10/2016)
Giải thưởng smartphone "nóng nhất" năm nay hẳn là phải thuộc về Galaxy Note 7. Câu hỏi duy nhất hiện nay là Note 7 có phải là sản phẩm cuối cùng, kết liễu nhãn hiệu Galaxy Note hay Samsung sẽ chỉ giới thiệu chiếc "Galaxy S8 Plus) vào năm 2017?
Google Picasa (2002-2016)
Picasa là chương trình thư viện ảnh, cho phép người dùng sắp xếp tất cả ảnh đã lưu lại, đồng bộ với nhiều tùy chọn lưu trữ đám mây. Nhưng thay vì cập nhật Picasa cho cả thế giới lưu trữ di động lên đám mây, Google đơn giản đã chuyển nó sang ứng dụng/nền tảng Google Photos. Và giờ đây, hãy nói lời tạm biệt với Picasa.
Máy ảnh Samsung NX (2010-2016)
Dù trang bị những công nghệ tuyệt vời, hệ thống máy ảnh không gương lật của Samsung vẫn chưa bao giờ thu hút chú ý kể từ khi bán ra. Samsung đã lặng lẽ rút lui dòng sản phẩm này vào đầu năm 2016 và những máy ảnh NX500, NX1 chính là những sản phẩm cuối cùng.
Thật ra, NX1 thực sự là chiếc máy ảnh hàng đầu. Nó có độ phân giải cao nhất, cảm biến nảh APS-C, thiết kế BSI 28MP, khả năng quay video 4K và hệ thống tự động lấy nét có thể dò theo vật thể và chụp ảnh với tốc độ 15fps.
Samsung cũng rất đáng được cảm ơn vì đã đưa Wi-Fi lên các dòng máy ảnh. Samsung chính là công ty đầu tiên đưa WiFi lên camera, từ những dòng máy cấp thấp đến cấp cao.
Theo Diễn đàn Đầu tư
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu