10 ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe bạn nên biết

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  Theo các nghiên cứu, thời tiết có tác động trực tiếp đến cơ thể con người, nhất là thời điểm giao mùa. Vì vậy, bạn nên để ý các dấu hiệu bất thường để có cách giải quyết phù hợp.
Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

1. Chân tay bị phù nề

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Vào những ngày quá nóng và ẩm, cơ thể con người hạ nhiệt bằng cách đổ mồ hôi. Tuy nhiên trong điều kiện nóng nhưng độ ẩm quá cao, mồ hôi không bốc hơi dẫn đến tình trạng chất lỏng tụ lại ở các chi, khiến bạn bị phù.

Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể làm mát cơ thể bằng quạt gió hoặc máy hút ẩm. Tình trạng sưng tấy sẽ giảm nhanh khi cơ thể dần thích nghi với thời tiết.

2. Tăng nguy cơ đau tim khi lạnh đột ngột

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Nhiệt độ lạnh khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn để giữ ấm cho cơ thể, đồng thời các mạch máu co lại làm giảm khả năng cung cấp oxy đến tim. Điều kiện thời tiết đột ngột có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ, đặc biệt nguy hiểm đối với người có tiền sử bệnh tim.

3. Da thiếu ẩm vào mùa lạnh

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Thời tiết lạnh và khô khiến làn da yếu đi đáng kể nếu không được nuôi dưỡng đầy đủ. Khi trời trở lạnh, da trở nên khô sạm, thậm chí nứt nẻ và ngứa do bị kích ứng. Những bệnh ngoài da phổ biến như chàm và viêm da có thể tái phát mạnh hơn vào mùa này do tiếp xúc lâu với không khí lạnh làm mất lớp lipid bảo vệ da.

Chuẩn bị bước vào mùa đông, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng thường xuyên, tránh tắm nước nóng quá lâu để bảo vệ lớp dầu tự nhiên bảo vệ da.

4. Tóc và móng yếu đi

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Vào mùa đông, tóc và móng tay cũng gặp phải vấn đề tương tự như da. Các mạch máu bị co hẹp hơn khiến việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy giảm đi đáng kể. Điều này làm tóc và móng tay khô và giòn hơn, dễ gãy rụng.

Để tránh tình trạng này, bạn nên tắm nước ấm không quá 5-10 phút, sau đó sử dụng các sản phẩm dưỡng chuyên biệt cho tóc và móng.

5. Đau khớp

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Theo các nghiên cứu, hiện tượng giảm áp suất không khí khi trở lạnh có thể khiến các khớp đau nhức, đặc biệt là đối với những người bị viêm khớp. Chất lỏng bên trong các khớp trở nên đặc hơn ở nhiệt độ thấp, khiến việc cử động khớp khó khăn hơn.

Thời tiết lạnh cũng làm căng cơ do lưu lượng máu từ các chi phải dồn về tim để giữ ấm. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên giữ ấm cơ thể nhằm thúc đẩy lưu lượng máu, cải thiện khả năng chịu đau. Đồng thời, thói quen tập thể dục cũng giúp giảm đáng kể triệu chứng khó chịu này.

6. Dị ứng

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Thay đổi thời tiết làm gia tăng các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, ngạt mũi, ho… Đây cũng là thời điểm hoa thụ phấn, khiến tình trạng dị ứng phấn hoa trở nên phổ biến. Hệ thống miễn dịch coi nấm mốc và phấn hoa là tác động không an toàn, đồng thời kích hoạt các cơ chế phòng vệ như ngứa, hắt hơi và sổ mũi.

Tuy không thực sự nguy hiểm nhưng các triệu chứng này đều gây khó chịu cho con người. Bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài cũng như chú ý vệ sinh nơi ở và nơi làm việc thường xuyên để hạn chế dị ứng.

7. Thiếu vitamin D

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Một trong những nguồn cung cấp vitamin D chính cho cơ thể là ánh sáng mặt trời. Vào mùa lạnh, con người hạn chế ra khỏi nhà, dẫn đến tình trạng không nhận được đủ ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D. Các triệu chứng khó chịu khi thiếu hụt vitamin này bao gồm yếu cơ, huyết áp cao, gãy xương do căng thẳng và nhạy cảm hơn với cơn đau.

Do vậy, bạn nên bổ sung vitamin D vào mùa đông bằng cách bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng như lòng đỏ trứng, nấm, cá hồi, cá ngừ, nước cam và sữa.

8. Da xanh xao và mệt mỏi không rõ nguyên nhân

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng là do thiếu ánh nắng mặt trời. Đây là các triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa lạnh do thiếu vitamin D, khiến não sản xuất ít serotonin hơn, dẫn đến cảm xúc buồn bã, cáu kỉnh và hay buồn ngủ.

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tiếp xúc với ánh sáng càng nhiều càng tốt, đồng thời bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin D, tăng cường tập thể dục.

9. Thường xuyên bị đau đầu

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Trời lạnh khiến các mạch máu thu hẹp lại, làm chậm quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể. Máu đến não ít hơn dẫn đến tình trạng đau đầu nghiêm trọng.

Nếu có tiền sử bị chứng đau nửa đầu, thay đổi thời tiết là một tác nhân phổ biến gây ra cơn đau.

10. Hen suyễn nặng hơn

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Thời tiết lạnh đột ngột tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, khiến tình trạng hen suyễn tồi tệ hơn. Không khí lạnh, khô làm đường hô hấp mất nước, sưng tấy và hạn chế luồng không khí vào phổi.

Các chuyên gia lưu ý, bạn nên giữ ấm mũi, họng và phổi vào mùa lạnh, đồng thời vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.

Theo BrightSide