8 ảnh hưởng khi nhai kẹo cao su có thể bạn chưa biết

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Kẹo cao su là món ăn vặt khá phổ biến, nhưng ít ai biết đến những tác động của loại thực phẩm này đối với sức khỏe. Sau đây là một số lợi ích và tác hại của kẹo cao su ai cũng nên biết. 
Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

1. Ảnh hưởng răng miệng

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Kẹo cao su không đường là một chất diệt vi khuẩn hiệu quả. Khi nhai kẹo cao su, nước bọt tiết ra giúp làm sạch răng, ngừa sâu răng và viêm lợi. Một số loại kẹo cao su có tác dụng củng cố men răng nhờ bổ sung canxi và phosphate.

Tuy nhiên, kẹo cao su có đường sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Vi khuẩn sống trong khoang miệng khi được bổ sung đường có thể dẫn đến tình trạng tích tụ mảng bám trên răng, tăng nguy cơ sâu răng nếu lạm dụng quá mức.

2. Cải thiện trí nhớ

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Nhấm nháp kẹo cao su giúp làm tăng nhịp tim, cải thiện lưu lượng máu để cung cấp oxy cho não. Nhai kẹo cao su khi làm việc có thể giúp bạn tỉnh táo hơn, cải thiện khả năng tư duy xử lý tình huống, ra quyết định và tăng cường trí nhớ.

3. Ảnh hưởng đến chế độ ăn kiêng

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Dùng kẹo cao su giúp bạn hạn chế đáng kể các bữa ăn vặt trong ngày. Tuy nhiên, không nên lạm dụng kẹo cao su như một loại thực phẩm hỗ trợ ăn kiêng thường xuyên. Khi nhai, nước bọt tiết ra liên tục “đánh lừa” não bộ, gây cảm giác đói. Hệ quả, bạn giảm được các bữa ăn vặt nhưng nạp nhiều năng lượng hơn vào bữa chính.

4. Gây ra một số vấn đề cho cơ hàm

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Việc nhai liên tục có thể ảnh hưởng đến khớp hàm và các cơ xung quanh, đặc biệt khi bạn căng thẳng. Cơn đau có thể xuất hiện khi nhai, cười, nói, đôi khi lan xuống đến cổ và vai.

5. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Tiết nhiều nước bọt khi nhai kẹo cao su có thể ngăn chặn và giảm nguy cơ nôn mửa, khó chịu khi say xe. Tuy nhiên, những người có dạ dày yếu không nên sử dụng cách này. Khi nhai kẹo cao su, bạn vô tình “nuốt” những bóng khí nhỏ, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

6. Làm giảm chứng ợ nóng

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Sử dụng kẹo cao su sau bữa ăn giúp làm giảm nồng độ axit trong thực quản. Bên cạnh đó, nước bọt tiết ra làm loãng và trung hòa axit sau khi ăn. Điều này có thể ngăn ngừa nguy cơ trào ngược axit, làm giảm chứng ợ nóng.

7. Ảnh hưởng đến não bộ

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Nhai kẹo cao su có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng. Hành động nhai làm giảm mức độ cortisol - hormone gây căng thẳng, giúp bạn xua tan lo lắng, mệt mỏi. Tuy nhiên, nhai nhiều vô tình tạo áp lực liên tục lên hàm, khiến tần suất của chứng đau nửa đầu và đau đầu tăng lên đáng kể. Lạm dụng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng đau đầu mãn tính. Vì vậy, nếu có tiền sử đau đầu kinh niên, bạn nên giảm thiểu tối đa loại thực phẩm này.

8. Ngăn ngừa nhiễm trùng tai

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Tình trạng nhiễm trùng tai xuất hiện khi vi khuẩn tập trung trong các ống nối mũi và tai, thường gặp trẻ em. Kẹo cao su có chứa chất ngọt tự nhiên xylitol, có thể giúp ngăn vi khuẩn trú ngụ, giảm nguy cơ nhiễm trùng tai.

Theo BrightSide