Bộ trưởng Quốc phòng Nhật bắt tay một quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất sáng 5/11. Ảnh:Hải An. |
Ông Nakatani vừa tham dự hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) tại Kuala Lumpur, Malaysia và tới TP HCM trước khi lên máy bay tới Cam Ranh vào sáng nay.
Chuyến đi của ông Nakatani nằm trong chuyến thăm từ ngày 5 tới ngày 7/11 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đến sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó đi Cam Ranh sáng 5/11. Ảnh:Hải An. |
Ngay sau khi xuống máy bay, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani được lãnh đạo Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn hướng dẫn đi tham quan công trình Cảng quốc tế Cam Ranh. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nói muốn đưa tàu đến tiếp liệu sau khi Cảng quốc tế Cam Ranh hoàn thành. Trước đó, lúc 9h15, đón đoàn ở sân bay có Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến, Phó tư lệnh Quân khu 5.
Ông Nakatani vừa tham dự hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) tại Kuala Lumpur, Malaysia và tới TP HCM trước khi lên máy bay tới Cam Ranh vào sáng nay.
Chuyến đi của ông Nakatani nằm trong chuyến thăm từ ngày 5 tới ngày 7/11 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Trong ngày 6/11, bộ trưởng Quốc phòng Nhật sẽ tới Hà Nội và có cuộc hội đàm chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Nakatani cũng sẽ tới chào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Điểm nhấn của chuyến thăm này là hai nước sẽ bàn về việc Nhật lần đầu tiên đưa tàu vào quân cảng Cam Ranh từ năm 2016 cho các hoạt động tiếp nhiên liệu và lương thực. Đây là một trong những nội dung chính trong cuộc hội đàm giữa bộ trưởng Quốc phòng hai nước.
Trong ngày 6/11, bộ trưởng Quốc phòng Nhật sẽ tới Hà Nội và có cuộc hội đàm chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Nakatani cũng sẽ tới chào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Một điểm nhấn của chuyến thăm lần này là việc hai nước sẽ bàn về việc Nhật lần đầu tiên đưa tàu chiến vào quân cảng Cam Ranh từ năm 2016 cho các hoạt động tiếp nhiên liệu và lương thực. Đây là một trong những nội dung chính trong cuộc hội đàm giữa bộ trưởng Quốc phòng hai nước.
Quyết liệt nhất từ sau Thế chiến II
Tokyo đã bày tỏ quan ngại đặc biệt với các diễn biến trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Tháng 7/2014, nội các Nhật Bản đã thông qua việc diễn giải lại Hiến pháp, cho phép Tokyo sử dụng quân đội trong trường hợp đồng minh bị tấn công – mở đường cho quân đội nước này có thể triển khai ra nước ngoài.
Giới quan sát cũng đánh giá, sau Mỹ thì Nhật Bản và Australia có thể là các nước tiếp theo đưa tàu vào Biển Đông để thực hiện quyền tự do hàng hải trên biển.
Đoàn xe đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh:Hải An. |
GS Zachary Abuza của Học viện Chiến tranh Mỹ trả lời Zing.vn rằng kể từ sau Thế chiến II “chưa bao giờ Nhật Bản quyết liệt trong chính sách ngoại giao và quốc phòng” như dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe.
GS Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia đánh giá rằng sự xuất hiện của bộ trưởng Quốc phòng Nhật cùng thời điểm chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tạo một số lợi thế nhất định cho Việt Nam.
Chuyến thăm của bộ trưởng Nhật cho thấy quan hệ quốc phòng ngày càng được thắt chặt giữa hai nước, đặc biệt sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 7 và chuyến thăm vào tháng 9 mới đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Thủ tướng Abe.
Sự tin cậy về mặt chiến lược ngày càng gia tăng
Hôm 2/11, hai tàu tuần tra do Nhật trao tặng cũng đã được chuyển đến Đà Nẵng. Nhật Bản cũng cam kết sẽ cung cấp các thiết bị và tư vấn kỹ thuật để các tàu này có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.
Phía Nhật từ 2014 đã đồng ý sẽ cung cấp 6 tàu tuần tra cho lực lượng kiểm ngư của Việt Nam để tăng năng lực ngoài biển cho phía Việt Nam. Dự án được thực hiện thông qua khoản vay ODA trị giá 500 triệu yen.
Trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 9, phía Nhật nói sẽ cấp viện trợ không hoàn lại 200 triệu yen để Việt Nam mua thêm tàu tuần tra biển đã qua sử dụng.
Việc Bộ trưởng Nakatani thăm khu quân cảng Cam Ranh, nơi có Lữ đoàn tàu ngầm 189 của Việt Nam cũng là dấu hiệu cho sự tăng cường hợp tác quốc phòng hai bên, đặc biệt trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp.
Nikkei trích lời một quan chức chính quyền Nhật nói việc tàu Nhật vào Cam Ranh là để đối trọng lại việc quân sự hóa ngày càng quyết liệt ngoài Biển Đông. Theo quan chức này, việc tăng cường hiện diện của Nhật Bản ở Cam Ranh sẽ giúp “ngăn chặn hoạt động quân sự” ở Biển Đông.
TS Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), bình luận: "Việc tàu Nhật vào cảng Cam Ranh không chỉ thể hiện sự phát triển của quan hệ Việt - Nhật, đặc biệt là sự tin cậy lẫn nhau về mặt chiến lược ngày càng gia tăng, mà còn là chỉ dấu của việc Nhật có thể tham gia cùng Mỹ trong các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải trong tương lai. Hiện tại Nhật có thể chưa sẵn sàng cho các chiến dịch này do sự hạn chế nguồn lực, khi Nhật vẫn đang phải tập trung tàu thuyền đối phó với các lực lượng của Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư".
TS Hiệp cũng nhận định rằng hành động này có thể chưa đạt được sự ủng hộ trong nước, nhất là trong bối cảnh Nhật vừa thông qua các dự luật an ninh gây tranh cãi để diễn dịch lại Hiến Pháp. Tuy nhiên nhìn về dài hạn, việc Nhật tìm quyền tiếp cận càng Cam Ranh có thể là một bước chuẩn bị theo hướng đó.
Theo Zing.vn
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật bắt tay một quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất sáng 5/11. Ảnh: Hải An. |
Chuyến đi của ông Nakatani nằm trong chuyến thăm từ ngày 5 tới ngày 7/11 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đến sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó đi Cam Ranh sáng 5/11. Ảnh: Hải An. |
Ngay sau khi xuống máy bay, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani được lãnh đạo Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn hướng dẫn đi tham quan công trình Cảng quốc tế Cam Ranh. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nói muốn đưa tàu đến tiếp liệu sau khi Cảng quốc tế Cam Ranh hoàn thành. Trước đó, lúc 9h15, đón đoàn ở sân bay có Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến, Phó tư lệnh Quân khu 5.
Ông Nakatani vừa tham dự hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) tại Kuala Lumpur, Malaysia và tới TP HCM trước khi lên máy bay tới Cam Ranh vào sáng nay.
Chuyến đi của ông Nakatani nằm trong chuyến thăm từ ngày 5 tới ngày 7/11 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Trong ngày 6/11, bộ trưởng Quốc phòng Nhật sẽ tới Hà Nội và có cuộc hội đàm chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Nakatani cũng sẽ tới chào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Điểm nhấn của chuyến thăm này là hai nước sẽ bàn về việc Nhật lần đầu tiên đưa tàu vào quân cảng Cam Ranh từ năm 2016 cho các hoạt động tiếp nhiên liệu và lương thực. Đây là một trong những nội dung chính trong cuộc hội đàm giữa bộ trưởng Quốc phòng hai nước.
Trong ngày 6/11, bộ trưởng Quốc phòng Nhật sẽ tới Hà Nội và có cuộc hội đàm chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Nakatani cũng sẽ tới chào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Một điểm nhấn của chuyến thăm lần này là việc hai nước sẽ bàn về việc Nhật lần đầu tiên đưa tàu chiến vào quân cảng Cam Ranh từ năm 2016 cho các hoạt động tiếp nhiên liệu và lương thực. Đây là một trong những nội dung chính trong cuộc hội đàm giữa bộ trưởng Quốc phòng hai nước.
Tokyo đã bày tỏ quan ngại đặc biệt với các diễn biến trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Tháng 7/2014, nội các Nhật Bản đã thông qua việc diễn giải lại Hiến pháp, cho phép Tokyo sử dụng quân đội trong trường hợp đồng minh bị tấn công – mở đường cho quân đội nước này có thể triển khai ra nước ngoài.
Giới quan sát cũng đánh giá, sau Mỹ thì Nhật Bản và Australia có thể là các nước tiếp theo đưa tàu vào Biển Đông để thực hiện quyền tự do hàng hải trên biển.
Đoàn xe đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh:Hải An. |
GS Zachary Abuza của Học viện Chiến tranh Mỹ trả lời Zing.vn rằng kể từ sau Thế chiến II “chưa bao giờ Nhật Bản quyết liệt trong chính sách ngoại giao và quốc phòng” như dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe.
GS Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia đánh giá rằng sự xuất hiện của bộ trưởng Quốc phòng Nhật cùng thời điểm chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tạo một số lợi thế nhất định cho Việt Nam.
Chuyến thăm của bộ trưởng Nhật cho thấy quan hệ quốc phòng ngày càng được thắt chặt giữa hai nước, đặc biệt sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 7 và chuyến thăm vào tháng 9 mới đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Thủ tướng Abe.
Sự tin cậy về mặt chiến lược ngày càng gia tăng
Hôm 2/11, hai tàu tuần tra do Nhật trao tặng cũng đã được chuyển đến Đà Nẵng. Nhật Bản cũng cam kết sẽ cung cấp các thiết bị và tư vấn kỹ thuật để các tàu này có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.
Phía Nhật từ 2014 đã đồng ý sẽ cung cấp 6 tàu tuần tra cho lực lượng kiểm ngư của Việt Nam để tăng năng lực ngoài biển cho phía Việt Nam. Dự án được thực hiện thông qua khoản vay ODA trị giá 500 triệu yen.
Trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 9, phía Nhật nói sẽ cấp viện trợ không hoàn lại 200 triệu yen để Việt Nam mua thêm tàu tuần tra biển đã qua sử dụng.
Việc Bộ trưởng Nakatani thăm khu quân cảng Cam Ranh, nơi có Lữ đoàn tàu ngầm 189 của Việt Nam cũng là dấu hiệu cho sự tăng cường hợp tác quốc phòng hai bên, đặc biệt trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp.
Nikkei trích lời một quan chức chính quyền Nhật nói việc tàu Nhật vào Cam Ranh là để đối trọng lại việc quân sự hóa ngày càng quyết liệt ngoài Biển Đông. Theo quan chức này, việc tăng cường hiện diện của Nhật Bản ở Cam Ranh sẽ giúp “ngăn chặn hoạt động quân sự” ở Biển Đông.
TS Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), bình luận: "Việc tàu Nhật vào cảng Cam Ranh không chỉ thể hiện sự phát triển của quan hệ Việt - Nhật, đặc biệt là sự tin cậy lẫn nhau về mặt chiến lược ngày càng gia tăng, mà còn là chỉ dấu của việc Nhật có thể tham gia cùng Mỹ trong các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải trong tương lai. Hiện tại Nhật có thể chưa sẵn sàng cho các chiến dịch này do sự hạn chế nguồn lực, khi Nhật vẫn đang phải tập trung tàu thuyền đối phó với các lực lượng của Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư".
TS Hiệp cũng nhận định rằng hành động này có thể chưa đạt được sự ủng hộ trong nước, nhất là trong bối cảnh Nhật vừa thông qua các dự luật an ninh gây tranh cãi để diễn dịch lại Hiến Pháp. Tuy nhiên nhìn về dài hạn, việc Nhật tìm quyền tiếp cận càng Cam Ranh có thể là một bước chuẩn bị theo hướng đó.