Hàng năm, Apple ra mắt sản phẩm ngày càng ít phím cứng hơn. Thực ra điều này lại không đi vào. Mặc dù điện thoại của bạn có chống nước, nhưng ai mà biết được lúc nào đó, những phải điều quá tồi tệ. Các phím đó không khác gì một cửa ngõ đón nước và bụi bẩn tác nhân bên ngoài lại có thể lọt vào trong gây hư hại. Phím cứng là một thành phần có chuyển động, vậy nên càng bớt đi bao nhiêu, càng ít bị hư hỏng bấy nhiêu.
Một trong những nỗ lực tích cực gần đây của Apple là thay thế phím này bằng Taptic Engine. Thứ này giúp họ loại đi phím cứng mà không bỏ rơi người hâm mộ, những người đã quen với sự phản hồi trong mỗi thao tác. Hơn nữa, nó cũng có thể đem lại cho các sản phẩm khác khả năng phản hồi với xúc giác. Vừa là một bước tiến đáng chú ý về kỹ thuật, vừa đem lại hiệu quả cao trong chiến lược bán hàng. Càng mổ xẻ sản phẩm Apple nhiều, chứng kiến công cụ đó thay đổi qua mỗi thế hệ, iFixit cho rằng họ càng bị ấn tượng hơn.
iFixit đánh giá cao bộ rung phản hồi xúc giác của Apple
|
Apple và rung động phản hồi xúc giác
Công nghệ cốt lõi đã tạo nên nút home giả trên iPhone 7, 8, Force Touch trên trackpad của MacBook, 3D Touch trên các iPhone đời mới và cả Apple Watch, là rung phản hồi. Về cơ bản, đây là hệ thống giúp tái tạo lại cảm nhận khi chạm, ấn, như một trackpad hay phím cứng thông thường. Một mô-tơ rung động phát ra những tiếng rung nhẹ, Apple gọi đây là Taptic Engine. Công nghệ này được ra mắt đầu tiên trên Apple Watch năm 2014, sau đó là iPhone 6S năm 2015, dần dần có trên sản phẩm khác. Force Touch, 3D Touch có chút khác biệt, nhưng nguyên lý cốt lõi vẫn dựa trên Taptic Engine, có thể xem như một bản nâng cấp.
Họ không phải là người đầu tiên cố đưa một hệ thống rung động phản hồi xúc giác vào trong một cỗ máy vô tri. Nhiều người đã tưởng vậy mà thực ra không phải vậy. Trước Apple, một số cái tên đã từng cố mang lại cảm giác phản hồi tương tự như khi tương tác với phần cứng vật lý. Đó là Blackberry Storm, Motorola ROKR E8. Rất nhiều điện thoại Android có một chức năng là "rung khi chạm" - rung toàn bộ thân máy mỗi lần chạm.
Bộ rung bên trong iPhone 7, 6S và 6 (từ trái sang phải)
|
Nhưng điều gì đã khiến Apple khác biệt với các hãng kia? Đó là sự chính xác đầy tính kỹ thuật mà công ty đặt vào sản phẩm của mình. Đặc biệt là khi không gian trong smartphone ngày càng chật hẹp, từng milimet vuông đều quý giá như nhau. Apple có lẽ là hãng đang tiến đến gần nhất việc loại bỏ các nút cứng, vì chúng ta sẽ dần quên đi nhờ có rung động mô phỏng y như thật. Công ty đã thử qua ba loại mô-tơ khác nhau, trước khi đi đến thiết kế riêng trên iPhone 6. Nhưng phải đến thế hệ iPhone 7, họ mới thực sự tạo ra cách mạng trong trải nghiệm, khi biến một vùng phản hồi trở nên giống như một nút bấm.
Bí mật của Taptic Engine là gì?
Trước tiên, phải hiểu về cách các điện thoại Android rung động. Họ chuyển từ loại mô-tơ rung Eccentric Rotating Mass (ERM) sang Linear Resonant Actuator (LSA), hiệu quả hơn, loại này cũng khá gần với loại của Apple. Tuy nhiên, các hãng Android lại không chăm chút kỹ cho nó, khác biệt nằm ở phần mềm điều khiển mô-tơ đó. Chỉ duy nhất LG là hãng làm tốt hơn cả trên các mẫu V30, V40.
Chỉ duy nhất Apple quan tâm chức năng rung, các hãng Android khác thì không
|
Vậy công ty đã làm như nào? Đó chính là cộng hưởng. Khi mô-tơ hoạt động, nó rung động ra trước và sau với một tốc độ và nhịp độ chính xác, cường độ rung lớn hơn lan tỏa ra toàn thân máy, cộng hưởng khuếch đại lên nhiều lần. Tần số dao động, hình dáng, kích thước, vị trí của mô-tơ, tất cả đều góp phần ảnh hưởng. Một hiệu ứng rung động khác biệt được sinh ra khi mô-tơ di chuyển trong tần số cộng hưởng của nó. Hình dáng và kích cỡ sẽ ảnh hưởng đến thời gian mà mô-tơ tăng tốc sau đó dừng lại. Apple tinh chỉnh cho Taptic Engine của họ rung động khớp nhất với từng cú chạm. Và do tự thiết kế nó, họ có thể đưa ra những thông số đúng nhất cho từng thiết bị để đạt hiệu quả cao nhất.
Trong khi đó, các đối thủ không can thiệp nhiều mà phụ thuộc vào đối tác cung cấp. Do vậy mức độ can thiệp không thể sánh bằng Apple. Ngoài ra, các hãng Android đơn giản là không thể tích hợp cả phần cứng, phần mềm theo chiều dọc chuẩn như Apple có thể làm. Chỉ duy nhất Google là đủ khả năng. Nhưng trong khi phần cứng họ dùng tương đương Apple, phần mềm lại rất hờ hững. API mà họ cung cấp cho các nhà lập trình cũng không chu đáo bằng Apple.
Mô-tơ rung bên trong Huawei P30 Pro, một flagship ra mắt năm 2019 với giá khá cao, nhưng chẳng là gì nếu đặt cạnh mô-tơ của iPhone
|
Và bên cạnh phần mềm, vẫn còn nhiều những cái khác chưa được đề cập. Nhưng theo nhận định của iFixit, Taptic Engine có thể coi là "vua của các loại rung phản hồi" hiện nay, đơn giản bởi người làm ra nó quan tâm đến tính năng này nhất. Apple thực sự xem rung phản hồi là một phần thiết yếu trong trải nghiệm người dùng. Với tình trạng thiếu hụt về không gian, mỗi chiếc smartphone ngàn USD đều mang trong mình những thành phần quan trọng, chẳng có gì vô lý mà lại được xếp vào chỉ để choán chỗ cả. Vì thế, Apple sẵn sàng giành "sân khấu" cho Taptic Engine trình diễn, cũng đủ để nó nổi bật hơn các đối thủ khác cũng có giá ngàn USD.
Vì sao phản hồi sẽ quan trọng trong tương lai?
Tất nhiên để có một bộ rung đỉnh, chi phí cũng tốn hơn và không gian cũng đòi hỏi nhiều hơn. Mặc dù Apple cam kết mang nó đến nhiều sản phẩm, nhưng chiếc iPhone XR mới đây lại bị loại bỏ 3D Touch, The Verge hay Tech Crunch lập tức cho rằng đó là một tính năng màu mè, tốn kém.
Vẫn còn nhiều ứng dụng tiềm năng khác của bộ rung phản hồi xúc giác
|
Nhưng thực ra, vẫn có nhiều khoảng trống trong tương lai để các kỹ sư tài năng tận dụng bộ rung phản hồi. Ví dụ như "phốt" bàn phím cánh bướm gần đây của Apple. Nếu thiết kế bàn phím cứng trở nên "khó khăn", họ có thể chuyển qua thiết kế bàn phím không có phím cứng, dùng cơ chế rung phản hồi, nhận biết lực, gán chức năng,... thay thế nó. Hay xa hơn, có thể ứng dụng lên sản phẩm có màn hình gập, cung cấp một hình thức giao tiếp mới giữa người và máy.
Theo Tri thức trẻ
https://vnreview.vn/tin-tuc-thi-truong/-/view_content/content/2832131/vi-sao-apple-van-la-hang-lam-bo-rung-phan-hoi-dinh-nhat
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu