UBND huyện Hoàng Sa tiếp nhận bản đồ quý về khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

VietTimes -- Tấm bản đồ có tên PATTIE DE LA COCHINCHINE trong bộ Atlas thế giới của nhà Địa lý học Phillipe Vandermaelen lập năm 1827, dưới thời vua Napoleon (Pháp), được sưu tập tại thư viện sách quý của Trường ĐH Havard (Mỹ). 
Sáng 10/1, ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã tiếp nhận bản chụp tấm bản đồ quý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do nhà nghiên cứu Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) trao tặng.
Sáng 10/1, ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã tiếp nhận bản chụp tấm bản đồ quý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do nhà nghiên cứu Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) trao tặng.

Sáng 10/1, ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã tiếp nhận bản chụp tấm bản đồ quý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do nhà nghiên cứu Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) trao tặng.

Đây là tấm bản đồ được nhà nghiên cứu Trần Thắng sưu tập được tại thư viện sách quý của Trường ĐH Havard (Mỹ). Tấm bản đồ có tên PATTIE DE LA COCHINCHINE trong bộ Atlas thế giới của nhà Địa lý học Phillipe Vandermaelen lập năm 1827, dưới thời vua Napoleon (Pháp)

bản đồ, PATTIE DE LA COCHINCHINE, Atlas thế giới, nhà Địa lý học Phillipe Vandermaelen, tư liệu, chủ quyền, Hoàng Sa, Việt Nam, VietTimes
Tấm bản đồ có tên PATTIE DE LA COCHINCHINE trong bộ Atlas thế giới của nhà Địa lý học Phillipe Vandermaelen lập năm 1827, dưới thời vua Napoleon (Pháp).

Nhà Địa lý học Phillipe Vandermaelen (1795-1869) là người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ, nơi xuất bản bộ Atlas Thế giới nổi tiếng gồm Châu Âu, Châu Á, Bắc Châu Mỹ, Nam Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Úc. Tấm bản đồ trao tặng nằm trong tập 2 (Châu Á) thể hiện chủ quyền của nước An Nam (Việt Nam ngày nay) đối với quần đảo Hoàng Sa.

"Trên thế giới có 10 bộ bản đồ thì Việt Nam có 1 bộ. Tấm bản đồ này có giá trị về mặt pháp lý trên thế giới vì được chính Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ mà cụ thể là nhà Địa lý học Phillipe Vandermaelen lập từ năm 1827. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sưu tập được và trao tặng cho Nhà trưng bày Hoàng Sa nhân chuyến về Việt Nam lần này", anh Trần Thắng chia sẻ.

bản đồ, PATTIE DE LA COCHINCHINE, Atlas thế giới, nhà Địa lý học Phillipe Vandermaelen, tư liệu, chủ quyền, Hoàng Sa, Việt Nam, VietTimes
Tấm bản đồ ghi rõ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Tấm bản đồ là một trong số ít tư liệu địa lý được thực hiện từ thế kỷ 19 với cách vẽ chính xác, được thực hiện bởi nhà địa lý học Phillipe Vandermaelen.  Bản đồ vẽ khu vực biển miền Trung Việt Nam từ vĩ tuyến 12 là khu vực tỉnh Khánh Hòa được ghi là BINK-KANG và Nha Trang được ghi là NHIA TRANG đến vĩ tuyến 16 là khu vực tỉnh Quảng Nam được ghi là CHAMPELLA (Cù Lao Chàm). Phía khu vực ngoài khơi được ghi PARACELS (Hoàng Sa) khá chi tiết và chuẩn xác từ vĩ độ 14 đến 17 và kinh độ từ 109-113.

bản đồ, PATTIE DE LA COCHINCHINE, Atlas thế giới, nhà Địa lý học Phillipe Vandermaelen, tư liệu, chủ quyền, Hoàng Sa, Việt Nam, VietTimes
Theo ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng), tấm bản đồ quý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và làm dày thêm tư liệu về Hoàng Sa tại Nhà trưng bày trong tương lai

Ghi nhận đóng góp của anh Trần Thắng, ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBDN huyện Hoàng Sa cho biết: "Anh Trần Thắng đã trao tặng rất nhiều tài liệu, hiện vật về Hoàng Sa cho Nhà trưng bày Hoàng Sa. Đây là tấm bản đồ rất có giá trị về mặt pháp lý. Một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt có ý nghĩa khi ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa đang đến gần".