Từng được kỳ vọng có thể thay thế con người, robot Pepper đối diện nguy cơ "về hưu" sớm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Robot trị giá 1.790 USD đang đối mặt với hàng loạt bất lợi, khi nhà sản xuất của nó cho biết vào tháng trước rằng việc sản xuất đã "tạm dừng một thời gian".
Robot Pepper (Ảnh: Daily Mail)
Robot Pepper (Ảnh: Daily Mail)

Được tung ra thị trường cách đây 7 năm với kỳ vọng sẽ mở ra một thời đại mới về robot, nhưng có vẻ như Pepper, robot hình người thân thiện, có thể sẽ phải “về hưu”.

Robot trị giá 1.790 USD đang đối mặt với hàng loạt bất lợi, khi nhà sản xuất của nó cho biết vào tháng trước rằng việc sản xuất đã "tạm dừng một thời gian", và nó tiếp tục bị sa thải khỏi công việc.

Một chuyên gia cho biết Pepper đã mất việc làm tại viện dưỡng lão, nhà tang lễ và ngân hàng vì mọi người "mong đợi trí thông minh của con người".

Một chuyên gia cho biết Pepper đã mất việc làm tại các viện dưỡng lão, nhà tang lễ và ngân hàng vì mọi người 'kỳ vọng vào trí thông minh của con người' (Ảnh: Daily Mail)

Một chuyên gia cho biết Pepper đã mất việc làm tại các viện dưỡng lão, nhà tang lễ và ngân hàng vì mọi người 'kỳ vọng vào trí thông minh của con người' (Ảnh: Daily Mail)

Nó được quảng cáo là một người bạn đồng hành tuyệt vời trong nhà cho người cao tuổi và được sử dụng ở những nơi công cộng như nhà ga và cửa hàng, nhưng chưa bao giờ thực sự được coi là một sản phẩm thương mại hấp dẫn.

Chỉ có 27.000 robot từng được sản xuất, một phần do giá quá đắt và tập đoàn SoftBank của Nhật Bản cho biết họ sẽ chỉ bắt đầu sản xuất lại robot này "khi cần thiết".

Điều đó khó có thể xảy ra sớm nếu xét đến số lượng công việc mà nó đã bị sa thải, bao gồm cả việc đọc kinh cho những người đưa tang.

Nissei Eco Co., một nhà sản xuất đồ nhựa có hoạt động bên lề trong kinh doanh tang lễ, đã thuê robot Pepper cỡ trẻ em, mặc áo choàng của Phật giáo và lập trình nó để tụng kinh.

Nhưng nó liên tục bị hỏng trong quá trình chạy thực tế nên công ty đã kết thúc hợp đồng thuê robot và gửi lại cho nhà sản xuất.

Bất chấp những thất bại, SoftBank Robotics cho biết Pepper vẫn giữu được một số công việc khác, bao gồm dạy trẻ em, đo nhiệt độ tại bệnh viện và tiếp đãi thực khách tại một số quán cà phê ở Tokyo (Ảnh: Daily Mail)

Bất chấp những thất bại, SoftBank Robotics cho biết Pepper vẫn giữu được một số công việc khác, bao gồm dạy trẻ em, đo nhiệt độ tại bệnh viện và tiếp đãi thực khách tại một số quán cà phê ở Tokyo (Ảnh: Daily Mail)

Takayuki Furuta, người đứng đầu Trung tâm Công nghệ Robot Tương lai tại Học viện Công nghệ Chiba, không tham gia vào quá trình phát triển của Pepper, nói với Wall Street Journal: “Bởi vì nó có hình dạng của một người, mọi người mong đợi trí thông minh của con người. Trình độ của công nghệ hoàn toàn không đạt được điều đó. Nó giống như sự khác biệt giữa một chiếc ô tô đồ chơi và một chiếc ô tô thật”.

Vào năm 2016, một viện dưỡng lão ở Tokyo đã đưa ba robot Pepper vào để hát và tổ chức các lớp tập thể dục cho người già, với chi phí khoảng 900 USD một tháng. Nhưng thí nghiệm đã thất bại vì các động tác tập luyện của máy bị hạn chế và nó liên tục gặp trục trặc.

SoftBank Robotics cho biết các robot đã được lập trình để nhận ra nhu cầu của người già tại các viện dưỡng lão (Ảnh: Daily Mail)

SoftBank Robotics cho biết các robot đã được lập trình để nhận ra nhu cầu của người già tại các viện dưỡng lão (Ảnh: Daily Mail)

Tập đoàn tài chính Mizuho đã giới thiệu Pepper với tư cách là nhân viên vào năm 2015 và đứng tại sảnh ngân hàng để giới thiệu các sản phẩm tài chính cho khách hàng. Một người phát ngôn đã nói rằng robot không còn ở đó nữa nhưng không nói lý do tại sao.

Bất chấp những thất bại, SoftBank Robotics cho biết Pepper vẫn còn một số công việc khác, bao gồm dạy trẻ em, đo nhiệt độ tại bệnh viện và tiếp đãi thực khách tại một quán cà phê ở Tokyo.

Khi ra mắt vào năm 2014, robot Pepper được cho là có thể nhận biết những cảm xúc cơ bản như hạnh phúc và buồn bã bằng cách nhìn vào khuôn mặt của con người (Ảnh: Daily Mail)

Khi ra mắt vào năm 2014, robot Pepper được cho là có thể nhận biết những cảm xúc cơ bản như hạnh phúc và buồn bã bằng cách nhìn vào khuôn mặt của con người (Ảnh: Daily Mail)

Nó cũng hoạt động như một nhân viên hướng dẫn tại các khách sạn cho bệnh nhân Covid-19 ở trong thời kỳ đại dịch.

Khi ra mắt vào năm 2014, robot hình người được coi là “chủng loại robot mới” có khả năng nhận biết những cảm xúc cơ bản như hạnh phúc và buồn bã bằng cách nhìn vào khuôn mặt của con người.

Pepper sử dụng "engine cảm xúc" và trí tuệ nhân tạo dựa trên đám mây để nghiên cứu cử chỉ, biểu cảm và giọng nói của con người.

Tuy nhiên, mặc dù được giới thiệu tại một số hội nghị và sự kiện nổi tiếng, nó vẫn chủ yếu được sử dụng như một công cụ nghiên cứu và giáo dục cho các trường học, cao đẳng và đại học.

công ty Nhật Bản SoftBank cho biết họ sẽ chỉ bắt đầu sản xuất lại robot Pepper khi cần thiết (Ảnh: Daily Mail)

công ty Nhật Bản SoftBank cho biết họ sẽ chỉ bắt đầu sản xuất lại robot Pepper khi cần thiết (Ảnh: Daily Mail)

Cùng với việc thông báo tạm dừng sản xuất vào tháng trước, SoftBank cũng được cho là đã cắt giảm việc làm trong hoạt động chế tạo robot toàn cầu của mình tại Pháp. Theo Reuters, khoảng một nửa trong số 330 công việc ở đó sẽ bị cắt giảm.

Vào tháng 6, một phát ngôn viên của công ty nói với AFP: "Chúng tôi đang tạm ngừng sản xuất Pepper nhưng sẵn sàng khởi động lại bất cứ lúc nào tùy thuộc vào tình hình tồn kho. Pepper chủ yếu là dịch vụ cho thuê và bạn không cần nhiều sản phẩm mới".

Tuy nhiên, không phải ai cũng coi việc Pepper nghỉ hưu là một tin xấu.

Chuyên gia về người máy Noel Sharkey trước đó đã nói với BBC rằng ông sẽ rất vui mừng nếu đây là sự kết thúc của robot hình người.

Ông nói: “Pepper đã làm hại rất nhiều đến nghiên cứu robot chân chính bằng cách tạo ấn tượng sai lầm về một sinh vật nhận thức sáng suốt có thể tạo các cuộc trò chuyện.

“Nó chủ yếu được điều khiển từ xa với một con người nói chuyện qua loa của nó. Lừa dối công chúng theo cách này rất nguy hiểm và tạo ấn tượng sai về khả năng của AI trong thế giới thực”.

Theo Daily Mail