Sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu, áp dụng các ứng dụng của khoa học công nghệ, các nhà khoa học của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã chế tạo thành công máy bay trực thăng không người lái với tên gọi Dragonfly- DF26.
Nhóm nghiên cứu có hơn 10 nhà khoa học, do TS Nguyễn Trọng Tĩnh, Viện trưởng Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học làm trưởng nhóm, chủ nhiệm dự án. Nhóm nghiên cứu bắt đầu tiếp cận công nghệ máy bay không người lái từ năm 2010 - 2012, với khá nhiều phức tạp, khó khăn trong tiếp nhận, phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cao an ninh quốc phòng.
Máy bay trực thăng không người lái với tên gọi Dragonfly - DF26 được các nhà khoa học ử dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới và được thiết kế với các tính năng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, chiếc trực thăng không người lái Dragonfly - DF26 “made in Vietnam” sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội.
Cụ thể, theo nhóm nhà khoa học của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học thì chiếc Dragonfly - DF26 có thể lên xuống thẳng đứng nên không cần diện tích bãi đỗ hay bệ phóng như các thế hệ máy bay trực thăng trước đó.
Mô hình máy bay không người lái khi ở trong phòng thí nghiệm
|
Ngoài ra, chiếc Dragonfly - DF26 có thể cất cánh và hạ cánh ngay trên tàu thủy. Đặc biệt, máy bay có khả năng bay treo (đứng tại chỗ) khi hoạt động trên không...Dragonfly - DF26 còn có thời gian bay đủ lâu (đến 180 phút); hệ thống đáp ứng các điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới; hệ thống tự động chuyên nghiệp; thiết bị tải có ích và kênh thông tin cũng như điều khiển hiện đại của thế giới; được chế tạo hoàn toàn tại Việt Nam nên dễ dàng cho công tác vận hành, bảo quản, sửa chữa…
Theo TS. Hà Quý Quỳnh - Trưởng ban Ứng dụng và triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam): “Dragonfly - DF26 được thiết kế với nhiều ưu điểm trong đó còn có tính năng tự động điều khiển cũng và bảo mật thông tin cao.
Máy bay không người lái Dragonfly DF26 còn có thể mang được các tải có ích dùng trong lĩnh vực quan sát cũng như đo đạc và nhiều tính năng mở rộng khác với trọng lượng tối đa 4kg...
Việc chế tạo thành công Dragonfly - DF26 đã khẳng định việc làm chủ công nghệ của các nhà khoa học Việt Nam. Máy bay không người lái DF26 còn mở ra những hướng ứng dụng mới, hiệu quả đối với những ngành như điều tra địa hình, quản lý rừng… Hiện nay, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đang tích cực chuyển giao, ứng dụng máy bay không người lái vào thực tế.
Sự thành công của dự án không chỉ là thành tựu khoa học công nghệ xuất sắc của Việt Nam mà còn là dấu hiệu tích cực tiếp tục khẳng định bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0".
Các nhà khoa học nghiên cứu máy bay không người lái
|
Được biết, để thiết kế và chế tạo làm chủ công nghệ chế tạo máy bay không người lái, ngay từ năm 2010, Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học đã triển khai nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ phát triển máy bay không người lái từ nước ngoài và tiếp cận nghiên cứu máy bay không người lái của Bộ Quốc phòng.
Đến nay, các nhà khoa học của Viện đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều mẫu máy bay không người lái như Pelican VB-01 (2013), ORTUS (2016) và hiện nay là DF26.
Liên quan đến công trình khoa học công nghệ mang tầm cỡ quốc gia này, TS. Nguyễn Trọng Tĩnh - Viện trưởng Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học, Chủ nhiệm dự án DF26, cho biết: “Trước khi bắt tay vào nghiên cứu, chúng tôi xác định rõ việc làm chủ công nghệ lõi là mấu chốt để tiếp tục phát triển các thể loại cũng như tính năng mới của máy bay không người lái DF26. Việc làm chủ một trong những lĩnh vực công nghệ thuộc hàng hiện đại nhất này đã mở ra những hướng ứng dụng mới phục vụ cho nghiên cứu khoa học, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Máy bay trực thăng không người lái DF26 với những tính năng ưu Việt có thể điều khiển dưới mặt đất hay được bay theo lập trình đã cài đặt sẵn trên bản đồ số. Ngoài ra, DF 26 còn được được trang bị camera theo dõi mục tiêu, có thể theo dõi cả ban đêm.
Đặc biệt nhất, DF26 còn có thể mang theo các thiết bị chuyên dụng khác, trong trường hợp gặp sự cố hay mất liên lạc với trung tâm điều khiển có thể tự xử lý để bảo đảm quá trình bay, nghiên cứu”.
Có thể nói, máy bay không người lái mang lại những lợi ích lớn cho con người. Giá trị và ứng dụng của máy bay không người lái đã được khẳng định qua nhiều lĩnh vực, từ quân sự, an ninh quốc phòng đến phục vụ nghiên cứu khoa học, nông lâm nghiệp, thương mại, vận chuyển, điện ảnh...
Với DF26, hệ thống máy bay này sẽ phù hợp cho nhu cầu bay quan sát, giám sát tại các địa hình phức tạp, gồ ghề, đồi núi hay trong thành phố có nhiều tòa nhà cao tầng, địa hình nhỏ hẹp không có đường băng để lập bản đồ không ảnh, giám sát tài nguyên môi trường, theo dõi tình trạng giao thông và những tính năng nghiên cứu khoa học khác.
Mỗi chiếc máy bay nhất là máy bay không người lái thì bộ phận nào cũng quan trọng, quan trọng nhất là hệ thống cảm biến. Các nhà khoa học Việt Nam đã vượt qua được điều này, làm chủ công nghệ này và thiết bị máy bay không người lái vào ứng dụng trong thực tế.
Nhóm nhà khoa học sáng chế DF26 cũng cho biết, Dragonfly - DF26 đã xong quá trình thử nghiệm và sẵn sàng thương mại hóa. Các bản tùy biến của DF26 sẽ được Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học cung cấp phù hợp với yêu cầu chuyên biệt của đơn vị đặt hàng.
Có thể nói việc chế tạo thành công máy bay không người lái phục vụ kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh là thành tựu rất đáng tự hào của các nhà khoa học Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng các nhà khoa học Việt Nam có đủ khả năng tiếp nhận công nghệ cao, ứng dụng nó đưa vào sản xuất các sản phẩm của Việt Nam.
Từ kết quả tích cực ban đầu này, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để thiết kế và chế tạo các thế hệ máy bay không người lái mới có các tính năng tốt hơn, có tầm bay lớn hơn và trần bay cao hơn với mục đích là máy bay sẽ hoạt động ổn định trong thời tiết khắc nghiệt và hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn.
Bằng nhiệt huyết, đam mê và một niềm tin mãnh liệt vào sự thành công, các nhà khoa học của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học đã ghi tên mình vào lịch sử. Thành công này là nguồn động viên cho những nỗ lực không mệt mỏi của họ trong suốt thời gian qua và đó cũng là tiền đề để tiếp tục nghiên cứu, cống hiến những thành công mới cho nền khoa học công nghệ nước nhà.
Trước đó, để làm chủ công nghệ chế tạo máy bay không người lái, trước đó, ngay từ năm 2010, Viện Vật lý Ứng dụng và Thiết bị khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ phát triển máy bay không người lái từ nước ngoài.
Các nhà khoa học cũng cho biết, Dragonfly - DF26 đã xong quá trình thử nghiệm và sẵn sàng thương mại hóa. Các bản tùy biến của DF26 sẽ được Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học cung cấp phù hợp với yêu cầu chuyên biệt của đơn vị sử dụng đặt hàng. Sản phẩm được chế tạo hoàn toàn tại Việt Nam nên dễ dàng cho công tác vận hành, bảo quản và sửa chữa.
Theo Infonet