Triết lý kinh doanh của Bill Gates với Microsoft Teams

Giới công nghệ hiện đang đồn đoán Microsoft đang ấp ủ một ứng dụng chat mới tên là Microsoft Teams, nhưng gốc rễ của ứng dụng này lại có từ thời của Bill Gates.
Microsoft dự định tung ra ứng dụng chat Teams nhúng trực tiếp trong bộ Office 365 vào đầu năm sau.
Microsoft dự định tung ra ứng dụng chat Teams nhúng trực tiếp trong bộ Office 365 vào đầu năm sau.

Hồi đầu năm nay, Gates thúc giục những nhà quản lý Microsoft rằng đừng có mua lại công ty khởi nghiệp Slack với mức giá 8 tỉ USD, thay vì vậy hãy tái đầu tư, làm lại Skype mà họ từng mua với giá 8,5 tỉ USD hồi năm 2011.

Và đến nay, có vẻ như Microsoft đang làm theo gợi ý của Bill Gates, khi Microsoft Teams rất giống với những gì mà Bill Gates mong muốn. Hồi những năm 1990, dưới sự điều hành của Gates, Microsoft được biết như là doanh nghiệp thống trị mọi thứ,  từ ứng dụng văn phòng cho đến trình duyệt web, nếu không dùng thế "mua lại" để cạnh tranh thì Microsoft giành thị trường bằng số lượng người dùng áp đảo của mình.

Và đây cũng chính là cách Microsoft đang làm với Teams. Thay vì trả hơn 8 tỉ USD để mua lại Slack (được định giá cao gấp 2 lần so với lần định giá cuối cùng chỉ là 3,8 tỉ USD), Microsoft đã có sẵn một loạt công nghệ và đủ tài năng để tạo một ứng dụng tương tự, thậm chí tốt hơn Slack.

Bộ Office 365 của Microsoft hiện đã có 85 triệu người dùng tích cực, và đó là cơ sở để Microsoft tung ra Microsoft Teams vào năm sau. Đây là một lợi thế cực kỳ lớn, giúp Microsoft đánh bật những ứng dụng hay doanh nghiệp cạnh tranh nào khác trong thị trường ứng dụng tin nhắn. Hơn nữa, Microsoft có một thứ quan trọng khác là bảo mật.

Và điều khác quan trọng không kém là Teams tích hợp xuyên suốt trong bộ Microsoft Office, là bộ ứng dụng được xem là chuẩn cho doanh nghiệp hiện nay.

Vào thời Gates, Microsoft gọi đây là "lợi thế về nền tảng". Hãng có được Windows và Office nên rất dễ triển khai Teams. So với Slack, cho dù công ty khởi nghiệp này chiếm được lòng của cộng đồng các nhà phát triển, có được những công nghệ tiên tiến như hỗ trọ phần mềm và chatbot tích hợp, Slack vẫn khó lòng cạnh tranh lại với Teams.

Ngoài ra, Nadella cũng đã hình dung ra một thế giới lý tưởng, nơi mà các thiết bị đều có thể "nói chuyện" với nhau, bất kể chúng chạy trên nền tảng nào. Nadella đã hiện thực hoá ý tưởng ấy với Office 365, cho người dùng PC, Mac, iOS hay cả Android đều có thể kết nối và làm việc được với bộ ứng dụng này. Khả năng này khác hoàn toàn so với lối kinh doanh gốc của Microsoft nhiều năm trước đây.

Và tính năng chat rõ ràng như là hơi thở cần phải có cho bộ Office 365. Trong một thế giới kết nối như vậy, một công cụ chat xuyên nền tảng sẽ rất hợp thời, càng hợp thời hơn nữa nếu là giải pháp cho doanh nghiệp. Nhưng có lẽ điểm khác biệt của Teams so với Slack hay HipChat của Atlassian là giá cả. Trong khi HipChat và Slack là miễn phí, dễ dùng, có lẽ nhóm marketing của Microsoft sẽ phải vất vả hơn để triển khai Teams đến người dùng hơn.

Theo PC World