Triển lãm MWC 2018 đem lại cho chúng ta điều gì?

VietTimes -- MWC (Triển Lãm Di động toàn cầu) luôn là dịp để các tập đoàn công nghệ giới thiệu các sản phẩm cao cấp nhất của mình. Tại MWC 2018, VietTimes xin gửi đến độc giả đánh giá về những sản phẩm và công nghệ ấn tượng nhất và cả những “hạt sạn” tại sự kiện năm nay.
MWC 2018 thu hút rất lớn sự quan tâm của giới công nghệ (Ảnh The Verge)
MWC 2018 thu hút rất lớn sự quan tâm của giới công nghệ (Ảnh The Verge)

Triển Lãm Di động Toàn cầu 2018 (MWC) là dịp tốt nhất để các tín đồ công nghệ trông chờ những sản phẩm của năm được phát hành. Tuy nhiên, tại Triển lãm năm nay, nhiều ông lớn công nghệ lại không trình làng những dòng điện thoại mà người dùng mong đợi, điển hình như Huawei không có bất cứ một dòng flagship nào, LG cũng chỉ đổi nhãn hiệu chiếc điện thoại flagship cũ của họ mà thôi, và Motorola HTC hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Năm nay giới công nghệ không được chứng kiến một trào lưu điện thoại siêu mới như những MWC trước đây.

Tuy vậy, các tín đồ công nghệ cũng không phải trải qua một kỳ triễn lãm nhàm chán. Nokia đã trở lại với một siêu phẩm, các đối tác phần cứng của Google trình làng các loại điện thoại Android Go đầu tiên của mình, và cụm từ thông dụng 5G và AI xuất hiện mọi nơi. Thậm chí đã xuất hiện một số mẫu laptop đầy hứa hẹn. Chúng tôi xin tổng hợp lại những điểm nổi bật, cả cái được và mất tại MWC năm nay.

1. Những điểm nổi bật ấn tượng nhất

Viền màn hình bị khai tử

Nokia 8 Sorocco (Ảnh The Verge)

Dù các tập đoàn có gọi công nghệ này là màn hình tràn viền, viền màn hình siêu mỏng, màn hình FullVision, hay là màn hình Infinity, thì thực chất mẫu điện thoại hiện đại của năm 2018 đều được thừa nhận đó phải là gần như không còn viền màn hình nữa. Đây là một công nghệ tiên tiến, điển hình như các tập đoàn Asus đã giới thiệu mẫu flagship 6.2 inch với viền màn hình nhỏ hơn so với các loại điện thoại 5.5 inch trước đây của họ. Đó là sự chuyển tiếp từ dòng Zenfone 4 của năm ngoái và Zenfone 5 của năm nay. Mở rộng ra, với các ông lớn, thì Samsung và LG là trường hợp ngoại lệ một chút khi họ đã đạt công nghệ màn hình tràn viền từ năm 2017, và đến nay đó trở thành một tiêu chuẩn của họ.

Samsung công bố dòng Galaxy S9 và S9 Plus

Mẫu Galaxy S9 và S9 Plus của Samsung (Ảnh The Verge)

Giới công nghệ có thể cảm thấy thất vọng đôi chút bởi thực chất đó là sự nâng cấp của Samsung trong năm nay, nhưng cần phải khẳng định rằng chưa có mẫu flagship nào của Samsung tốt hơn so với Galaxy S9 và S9 Plus tại các kỳ MWC từ trước đến nay. Với công nghệ camera có thể thay đổi khẩu độ, một bộ cảm biến vân tay ở vị trí tiện dụng ngay giữa mặt sau, và tích hợp con chip mới nhất và mạnh nhất, Galaxy S9 là một siêu phẩm nổi bật chắc chắn khó có đối thủ thuộc dòng Android nào có thể cạnh tranh trong năm nay. Những đặc điểm tương tự như dòng Galaxy S8 hiện nay là một ưu điểm hơn là khuyết điểm: chiếc S8 vẫn là một trong những mẫu smartphone có thiết kế đẹp nhất của năm ngoái, và hiện nay vẫn là dòng điện thoại cao cấp nhất trên thị trường.

Nokia giới thiệu mẫu điện thoại 8110 

Nokia 8110 (Ảnh The Verge)

Tất cả chúng ta đều khao khát chứng kiến các mẫu điện thoại từng một thời là huyền thoại trước đây. HMD Global, tập đoàn đang khai thác thương hiệu Nokia, đã chứng tỏ mình là chuyên gia trong việc làm mới và nâng cấp các mẫu cổ điển của Nokia trước đây thành các mẫu hot hiện nay. Với giá của chiếc 8110 chưa đến 100 USD, tập đoàn này đã đưa lại cho những người yêu thích điện thoại Nokia rất nhiều bất ngờ với tính năng hiện đại đi kèm với kiểu trượt làm nên hình ảnh Nokia trước đây. Chiếc điện thoại này có kết nối LTE, Google Assistant và Google Maps, các ứng dụng Twitter và Facebook, trò chơi Snake (rắn), và một thời gian chờ khủng lên đến 25 ngày.

Mẫu Chromebook nhỏ nhắn bắt mắt của Lenovo

Lenovo 500e Chromebook (Ảnh The Verge)

Không có truyền thống xuất hiện tại triển lãm điện thoại, nhưng mẫu Chromebook của Lenovo phục vụ cho các trường học đã để lại một ấn tượng rất lớn tại MWC năm nay. Mỗi mẫu của họ đều được gia cố để chịu được những cú rơi và va đập, và đặc biệt tính năng Note-taking của hai mẫu cao cấp của họ thực sự rất tuyệt. Một mẫu cho phép người dùng đánh dấu lưu ý với chiếc bút chì thông thường trực tiếp lên màn hình, trong khi mẫu còn lại đi kèm bút điện tử cực kỳ hữu ích. Mẫu đắt nhất có giá chỉ 349 USD, giá này còn tương đương với các mẫu notebook trước đây, và đây là mẫu pha trộn giữa chiếc Lenovo Chromebook cơ bản và chiếc Eee PC cao cấp năm ngoái.

Vivo giới thiệu mẫu điện thoại concept Apex

Điện thoại concept Vivo Apex (Ảnh The Verge)

Vivo đã thu hút rất nhiều sự chú ý tại CES 2018 khi họ là tập đoàn đầu tiên giới thiệu công nghệ cảm biến vân tay nhúng trong màn hình, và tại MWC họ càng gây ấn tượng hơn với mẫu điện thoại concept đi trước thời đại. Mẫu điện thoại concept Apex này còn đẩy viền màn hình lùi sâu hơn so với những mẫu smartphone mà chúng ta vẫn quen dùng hiện nay, và họ đã đạt được công nghệ này bằng cách rung màn hình để tạo ra âm thanh mà không cần loa đàm thoại. Vivo cũng thay đổi camera selfie thành một mođun có thể bật ra trải từ đỉnh của chiếc điện thoại thành một chiếc kính hiển vi khi cần thiết. Mẫu Vivo Apex thực sự gây rất nhiều chú ý cho giới công nghệ và nhận được sự quan tâm rất lớn đối với các chuyên gia thiết kế điện thoại đang tìm kiếm các mẫu thiết kế mới.

2. Những sản phẩm và công nghệ gây thất vọng

Sự nổi lên của phong trào bắt chước tai thỏ trên iPhone X

iPhone X và Zenfone 5 (Ảnh The Verge)

Mặt trái của các màn hình mới, siêu mỏng đó là nó cho phép các tập đoàn công nghệ có thể thực hiện những điều “vô nghĩa” với diện tích và thiết kế của màn hình của họ. Và nhiều, thậm chí là quá nhiều tập đoàn tại MWC 2018 đã bắt chước một cách đơn giản thiết kế tai thỏ trên chiếc iPhone X của Apple. Đây là một động thái “lố bịch”, mà Asus chắc chắn sẽ thấy xấu hổ và khó biện hộ. Không một tập đoàn nào có thể sao chép được tính năng Face ID của Apple, mà đây mới là lý do chính để tồn tại tai thỏ trên iPhone X; các đối thủ của Apple chỉ bắt chước bề ngoài của tai thỏ với một số thay đổi của riêng họ. Vì thế chiếc Asus Zenfone 5 thể hiện cả hai mặt xu hướng màn hình điện thoại mới này, mặt tốt là màn hình mỏng và mặt xấu đó là thiết kế theo kiểu sao chép một cách lộ liễu.

Giắc cắm tai nghe đang trở thành đồ quý hiếm

Sony Xperia XZ2 (Ảnh The Verge)

Chắc chắn chúng ta đều biết về các cổng vào cũ trước đây trên các loại máy tính để bàn mà các tập đoàn sản xuất vẫn tiếp tục giữ chúng trong nhiều năm dù người dùng thậm chí không biết các cổng vào này để làm gì. Có lẽ đây cũng là trường hợp với giắc cắm tai nghe trong ngành điện thoại di động. Giắc cắm tai nghe hiện đang bị loại bỏ dần. Giắc cắm 3.5 mm vẫn tiếp tục được duy trì trên các mẫu điện thoại giá rẻ (cùng với bộ kết nối micro USB) và từ một số tập đoàn không muốn theo xu thế chung này như Samsung và LG. Năm nay, Nokia và Sony đều giới thiệu các mẫu flagship mới mà không có giắc cắm tai nghe. Các tập đoàn này hy vọng rằng các phần codec âm thanh Bluetooth cao cấp sẽ bù đắp được việc thiếu giắc cắm tiện dụng, đơn giản và đã cực kỳ phổ biến này.

Tính năng AR Emoji của Samsung

Hình ảnh AR Emoji trên Galaxy S9 (Ảnh The Verge)

Emoji AR của Samsung rất tệ? Trong nỗ lực nhằm bắt kịp với iPhone và iOS của Apple, Samsung đã đáp trả lại tính năng Animoji của Apple bằng công nghệ AR Emoji của mình. Về mặt kỹ thuật mà nói, Samsung đã đạt được công nghệ quét khuôn mặt ấn tượng hơn khi căn cứ vào thực tế rằng Galaxy S9 chỉ sử dụng camera trước và không có thiết bị chuyên dụng thêm nào để tạo ra Emoji. Nhưng về thực tế, người dùng chỉ nhận được những hình ảnh hoạt hình rất khác lạ, méo mó, các hình ảnh hoạt hình này phải nói là tệ nhất từ trước đến nay.

Chiếc V30 ThinQ của LG chỉ là mẫu điện thoại được đổi tên mà thôi

LG V30S và V30 (Ảnh The Verge)

Trong nhiều ngành công nghiệp, một công ty sẽ sử dụng một sản phẩm đang có, thực hiện một vài thay đổi đơn giản, và sau đó đổi thành một tên mới. Tuy nhiên, với điện thoại, thì tỷ lệ thay đổi và phát triển công nghệ luôn nhanh đến mức việc thay đổi như thế là điều không cần thiết. Năm 2018, LG đã thể hiện ngành công nghiệp di động đang bắt đầu sa vào xu hướng đó của các ngành khác khi họ tái phát hành chiếc LG V30 với một cái tên mới là LG V30 ThinQ. Chiếc V30 ThinQ chẳng khác gì chiếc V30 cả, khi họ chỉ bổ sung thêm RAM và bộ nhớ mà thôi. Tất cả những gì mới lạ trong chiếc V30S, mà thực chất cũng không có nhiều, sẽ được chuyển lại sang chiếc V30 qua một cập nhật phần mềm. Vì thế, có thể nói rằng LG chỉ sử dụng MWC 2018 như là một nơi để họ giới thiệu một bản vá phần mềm mà thôi.