Song bên cạnh đó, thành phố kinh tế trọng điểm này vẫn còn tồn trọng nhiều vấn đề như: ô nhiễm môi trường, kẹt xe, ngập nước, giảm nghèo, đặc biệt là các dự án đầu tư chậm tiến độ, hạ tầng giao thông trì trệ… cần được gỡ “nút thắt” để phát triển và trở lại vị trí dẫn đầu.
Tháo “nút thắt” dự án chậm triển khai cần bản lĩnh người đứng đầu
Báo cáo của UBND TP.HCM cho biết từ năm 2012 đến nay, thành phố đã hủy bỏ, chấm dứt văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và thu hồi, hủy bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 564 dự án với tổng diện tích gần 5.740 ha. Điều chỉnh cắt giảm quy mô đối với 9 dự án với diện tích giảm 137 ha và xử lý tình trạng dự án chậm triển khai.
Thay chỉ huy, nhà thầu vì để dự án ì ạch, chậm tiến độ Trường hợp 1: Công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng lẽ ra phải đưa vào khai thác từ quý 1/2010, nhưng việc thi công ì ạch đã khiến dự án chậm tiến độ gần hai năm. Ngày 4/10/2011, sau khi thị sát thực trạng xây dựng công trình tại đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã thay ngay tổng chỉ huy công trình. Bộ trưởng ngay lập tức gọi điện cho Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng không Miền Nam yêu cầu ngay trong trưa hôm đó điều động một cán bộ có năng lực, từng tham gia điều hành thành công dự án xây dựng nhà ga hành khách sân bay Cần Thơ ra tăng cường cho sân bay Đà Nẵng. Trường hợp 2: Về các gói thầu dự án nâng cấp cửa sông Ninh Cơ (Cửa Lạch Giang, Nam Định) thuộc Dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ (Dự án WB6), sáng 18/9/2014, sau khi trực tiếp thị sát thực tế và không hài lòng với tiến độ, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã truy vấn nhà thầu Liên danh Hacoin - Công ty Cơ khí Phương Nam. Tiến hành cho kiểm tra và được biết các nhà thầu này chưa hề có kinh nghiệm thi công công trình tương tự, đặc biệt khi Tư vấn báo cáo “năng lực của nhà thầu bằng 0”, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng yêu cầu phải chấm dứt ngay hợp đồng và thay thế nhà thầu khác đủ năng lực. |
Một ví dụ khác là dự án công viên và khu nhà ở đô thị ở Mũi Đèn Đỏ, quận 7. Dự án đã được trao quyết định đầu tư từ năm 2001 nhưng đến nay, chủ đầu tư dường như biến mất. Đây là một trong số gần 300 dự án chậm tiến độ buộc phải thu hồi ngay trong năm nay, vừa được HĐND TP.HCM thông qua.
Trong danh mục các dự án thu hồi đất năm nay còn có một dự án “treo” nổi tiếng ở TP.HCM là khu phức hợp Đầm Sen tại P.3, Q.11. Từ diện tích quy hoạch ban đầu 55 ha vào năm 1983, qua ba đời chủ đầu tư đến nay dự án còn lại... 5,8 ha.
Với hàng ngàn dự án “treo” hoặc chậm tiến độ, thi công ì ạch trong suốt thời gian dài diễn ra trên địa bàn, người dân TP.HCM đang hết sức mong muốn có được một vị “tư lệnh” mạnh mẽ, quyết liệt như Bộ trưởng Đinh La Thăng làm người đứng đầu, trực tiếp tháo gỡ “nút thắt” để đưa thành phố phát triển vững mạnh hơn, huy hoàng hơn.
Xa lộ Hà Nội thi công chậm tiến độ, gây bức xúc trong nhân dân |
Dự án giao thông “rùa” nếu có Bộ trưởng Thăng sẽ khác
Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội thi công từ năm 2010 dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2012 nhưng đến thời điểm cuối tháng 5/2015 mới đạt 47% tổng khối lượng thi công.
Dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài triển khai từ năm 2008 và theo kế hoạch phải hoàn thành năm 2012, nhưng tính đến thời điểm tháng 5/2015 mới đạt trên 91% phần đường và hơn 81% hào kỹ thuật.
Vướng mắc của dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài là gặp nhiều các công trình ngầm và còn 17 hộ dân trên đường Hồng Hà và Bạch Đằng (Tân Bình) chưa bàn giao mặt bằng. Đến nay công trình này về cơ bản đã hoàn thành.
Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết, đoạn đường sắt trên cao (Tân Cảng - Suối Tiên) thuộc gói thầu số 2 tuyến đường sắt đô thị số 1 có thể hoàn thành vào cuối năm 2018, sớm hơn 2 năm so với kế hoạch hoàn thành toàn tuyến. TP.HCM có thể khai thác sớm thay vì chờ dự án hoàn thành vào năm 2020.
Bên cạnh đó có thể điểm lại một số dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ trong thời gian qua như: dự án tỉnh lộ 10B, nút giao thông Đại học quốc gia TP.HCM, dự án nâng cấp đường Phạm Văn Bạch (Tân Bình)... Những dự án giao thông "rùa" này đã ảnh hưởng đến đời sống người dân, an ninh trật tự và giao thông đô thị.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, thành phố dự kiến sẽ chi ngân sách gần 23.000 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2016 (không tính chi trả nợ vốn gốc và lãi vay), trong đó có tập trung vốn đầu tư cho giao thông, chống ngập nước…
Hàng trăm ha đất ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi đã được giải tỏa để thực hiện dự án Công viên Sài Gòn Safari bị bỏ hoang suốt cả chục năm |
So sánh những dấu ấn cực kỳ đặc biệt của Bộ trưởng Đinh La Thăng và những vấn đề còn tồn đọng của TP.HCM, rất nhiều người dân TP.HCM bày tỏ mong muốn có được một người lãnh đạo thành phố có tính cách quyết liệt, tinh thần trách nhiệm, dám làm, dám chịu của vị “tổng tư lệnh” ngành giao thông vận tải như ông.
Bởi người dân tin rằng khi đó những hình ảnh chưa đẹp về tình trạng kẹt xe, cảnh ngập nước trong ngày mưa, công trình giao thông đô thị chậm tiến độ… của TP.HCM sẽ được cải thiện tốt hơn, để đưa TP.HCM trở lại vị trí dẫn đầu của một trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội lớn nhất so với cả nước và kể cả trong khu vực.
“Thay tướng” vì để ngành đường sắt trì trệ
Ngày 3/6/2014, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức công bố quyết định cho thôi chức vụ Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam đối với ông Nguyễn Đạt Tường.
“Tổng Giám đốc tốt mà để ngành trì trệ thì phải thay. Anh Tường lên gặp tôi hỏi có vấn đề gì không? Tôi bảo anh là người quá tốt, đạo đức trong sáng, phẩm chất tốt.
Tôi chưa phát hiện anh có khuyết điểm gì, đối với tôi, anh là người rất tốt nhưng công việc không chạy nên tôi phải thay. Anh đứng đầu một đơn vị mà công việc trì trệ như thế thì anh phải làm việc khác”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Thay giám đốc và BQL dự án 2 do QL1 thi công ì ạch
Ngày 21/2/2015, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế, nhận định việc thi công ở các dự án này rất chậm chạp.
Nguyên nhân là do Ban Quản lý dự án (QLDA) 2 - đơn vị quản lý các dự án nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn qua tỉnh Bình Định và Phú Yên, nắm việc lơ mơ; nhà đầu tư yếu cả năng lực và tài chính; nhà thầu thi công kém cỏi.
Sáng 24/2/2015, chủ trì cuộc họp với các cơ quan, đơn vị chức năng về việc xử lý vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án mở rộng QL1 đoạn qua tỉnh Bình Định, Phú Yên, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã quyết định thay giám đốc điều hành dự án và thay thế Ban QLDA 2 bằng Ban QLDA đường Hồ Chí Minh.
Theo Tầm nhìn