Cú điện đàm kéo dài 90 phút giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 10/9 được giới truyền thông hai nước mô tả là “thực chất và thân thiện”, nhưng chả có thỏa thuận nào đạt được sau cuộc đối thoại.
Một bài bình luận được viết bởi một nhà báo của CCTV, người mới đây đã phỏng vấn một học giả Trung Quốc, nói rằng ông Biden là người chủ động gọi điện cho ông Tập bởi tỷ lệ ủng hộ ông đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình hình dịch COVID-19 ở Mỹ, sự hủy diệt của trận siêu bão Ida ở Louisiana và cả pha rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan.
Trong khi đó, truyền thông quốc tế nói rằng chính quyền Biden định gây sức ép với Bắc Kinh trong thương mại, bằng cách khởi động một cuộc điều tra mới nhằm vào hoạt động trợ cấp của Trung Quốc và tác động của nó đối với nền kinh tế Mỹ, và áp đặt thêm hàng rào thuế quan với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nhà Trắng cũng có kế hoạch thay đổi tên “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc (TECRO)” thành “Văn phòng Đại diện Đài Loan”.
Trung Quốc điều động gần 200 tướng lĩnh tham gia tập trận đối phó Mỹ và NATO
Đây là mới là cú điện đàm thứ hai giữa ông Tập và ông Biden, cú điện đàm trước đó là vào tháng 2 năm nay. Giới chức chính quyền Biden từng nói với giới truyền thông rằng họ không thể thực hiện các cuộc hội thoại thực chất trong các vòng họp trước đây với các quan chức cấp thấp của Trung Quốc, bởi các quan chức này “chơi đùa với báo chí” và chỉ cố thúc đẩy chương trình nghị sự. Ngược lại, họ mô tả về cú điện đàm mới nhất giữa ông Tập và ông Biden là “tôn trọng” lẫn nhau, “thực chất và thân thiện”.
Một bài viết của hãng thông tấn Tân Hoa Xã đăng tải vào sáng 10/9 cũng nói rằng ông Tập và ông Biden đã có cuộc trao đổi thực chất, sâu rộng về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng nhiều vấn đề liên quan tới lợi ích chung.
Nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Mỹ lần lượt là nước đang phát triển lớn nhất và nước phát triển lớn nhất thế giới, ông Tập chỉ ra rằng hai nước quản lý tốt mối quan hệ song phương như thế nào sẽ ảnh hưởng tới tương lai của thế giới, và đó là “một câu hỏi của thế kỷ” mà hai nước cần phải đưa ra đáp án đúng.
Ông Tập dẫn một câu từ bài thơ của nhà thơ Lục Du (1125-1209) thời Nam Tống, rằng: “Núi trùm khe bọc ngờ không lối, liễu rậm hoa thưa lại có làng”.
Ông nói rằng các cơ quan hữu quan của hai nước sẽ tiếp tục đối thoại và trao đổi để tăng cường hợp tác về biến đổi khí hậu, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, cùng như các vấn đề trong khu vực và quốc tế, dựa trên cơ sở tôn trọng các mối quan ngại cốt lõi của nhau và thu hẹp sự khác biệt.
Lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc nói gì trong cú điện đàm đầu tiên sau 7 tháng?
Vào chiều cùng ngày hôm cú điện đàm diễn ra, một bài bình luận của một người có bút danh “Yuyuan Tantian” được CCTV đăng tải. Tài khoản Weibo của “Yuyuan Tantian”, được lập từ tháng 3/2019, đã đăng tải nhiều thông tin và ảnh độc quyền liên quan tới các cuộc họp kín của Mỹ và Trung Quốc trước đây. Theo như tự mô tả bản thân thì “Yuyuan Tantian” là phụ nữ, một “phóng viên chuyên về mảng chính trị và kinh tế”, có bằng Tiến sĩ Kinh tế. CCTV mới đây thừa nhận tài khoản này thuộc về họ.
“Yuyuan Tantian” nói rằng Trung Quốc vẫn chưa quyết định được rằng liệu phía Mỹ có thực sự muốn hợp tác, hay có suy tính khác. Người này nói ông Biden hồi đầu năm nay đã thể hiện sự thành thực với Trung Quốc, nhưng những hành động của ông thì ngược lại.
Dẫn bình luận của Wu Xinbo – giáo sư kiêm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc ĐH Fudan – tác giả này nói rằng Mỹ đã có đánh giá chiến lược sai lầm về Trung Quốc khi coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược chính của họ và cảm thấy rằng Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu vị trí lãnh đạo của Mỹ. Tác giả cũng cáo buộc Mỹ áp đặt nhiều lệnh trừng phạt mới nhằm vào Trung Quốc, liên quan tới các vấn đề ở Hong Kong, ngay trước vòng họp ở Alaska ngày 18/3.
“Yuyuan Tantian” nói rằng trong cuộc họp với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman ở Thiên Tân vào ngày 26/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đề xuất “3 lằn ranh và 2 danh sách” về mối quan hệ Mỹ-Trung, hối thúc Mỹ làm theo đề xuất để quan hệ song phương khỏi trở nên tồi tệ hơn.
Theo như “3 lằn ranh”, Mỹ không được thách thức, phỉ báng hay tìm cách phá hỏng con đường và hệ thống của “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Mỹ không được cản trở tiến trình phát triển của Trung Quốc hay đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Yêu cầu này ám chỉ các vấn đề ở Tân Cương, Tây Tạng, Hong Kong và Đài Loan.
Còn “2 danh sách” thì nói về việc Trung Quốc hối thúc Mỹ chấm dứt tất cả các đòn trừng phạt nhằm vào giới chức Trung Quốc cũng như gia đình họ, gỡ bỏ các lệnh cấm thị thực đang gây ảnh hưởng tới sinh viên Trung Quốc và ngừng ngay luận điệu chống Trung Quốc ở Mỹ.
Mỹ xem xét đổi tên văn phòng đại diện Đài Loan, Trung Quốc nổi xung đe dọa gây chiến
Wu Xinbo cho hay, kể từ khi Mỹ đối mặt với thất bại ở Afghanistan, ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 cao kỷ lục và bị ảnh hưởng bởi siêu bão Ida, tỷ lệ ủng hộ của ông Biden đã giảm tới mức thấp nhất trong năm nay. Wu cho rằng Trung Quốc giờ ở vị thế cao hơn, trong khi Mỹ đã thay đổi giọng điệu của mình, “từ kiêu ngạo sang khiêm nhường” và trở nên thực dụng hơn.
Người này còn nói rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực của mình trong vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng chỉ là để hoàn thành cam kết theo Hiệp định Paris, chứ không phải là nhận lệnh từ phía Mỹ.
“Yuyuan Tantian” thì nói rằng, nếu Mỹ coi biến đổi khí hậu như một “ốc đảo” c=trong mối quan hệ Mỹ-Trung trong khi coi tất cả các vấn đề còn lại như “sa mạc”, thì ốc đảo đó rồi sẽ đến lúc bị sa mạc hóa. Người này còn nói hợp tác Mỹ-Trung về biến đổi khí hậu không thể bị tách khỏi tất cả các vấn đề khác trong tổng thể mối quan hệ giữa hai nước.
Tác giả này nói rằng, việc ông Biden chủ động điện đàm với ông Tập đã cho thấy một tín hiệu rằng Mỹ muốn tiếp nhận sáng kiến đối thoại và hợp tác với Bắc Kinh. Bên cạnh đó, cần chú ý rằng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen được cho là đang cân nhắc tới thăm Trung Quốc trong vài tháng tới.
“Yuyuan Taitian” kết luận rằng Trung Quốc đã sẵn đưa ra câu trả lời cho “câu hỏi thế kỷ” và sẽ chờ xem Mỹ sẽ trả lời như thế nào. Nếu Mỹ thực sự muốn hợp tác, họ “đừng ra vẻ ta đây nữa” mà hãy mở đối thoại với Trung Quốc.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu