Thêm nhiều Vinashin, Vinalines, kiểm toán vẫn “vô can”?

Để tránh tình trạng "10 đoàn thanh tra, kiểm toán nhưng không phát hiện sai phạm tại Vinalines, Vinashin…”, nhiều ý kiến ĐBQH cho rằng, cần quy trách nhiệm của kiểm toán đối với sai phạm tại đơn vị mà KTNN đã thực hiện kiểm toán trước đó nhưng không phát hiện sai phạm.
Thêm nhiều Vinashin, Vinalines, kiểm toán vẫn “vô can”?

Với 434/438 ĐB tham gia tán thành, tỷ lệ 87,85%; có 1 ĐB không tán thành (chiếm tỷ lệ 0,2%) và không biểu quyết 3 ĐB (tỷ lệ 0,61%), sáng 24/6 Quốc hội đã thông qua Luật kiểm toán Nhà nước (sửa đổi).

Để tránh tình trạng "10 đoàn thanh tra, kiểm toán nhưng không phát hiện sai phạm tại Vinalines, Vinashin…”, nhiều ý kiến ĐBQH cho rằng, cần quy trách nhiệm của kiểm toán đối với sai phạm tại đơn vị mà KTNN đã thực hiện kiểm toán trước đó nhưng không phát hiện sai phạm. Tuy nhiên, UBTVQH cho rằng, giữa các cơ quan thanh tra, điều tra và KTNN có sự khác biệt về mục đích hoạt động, phương pháp, trình độ nghiệp vụ và phạm vi hoạt động.

Thêm nhiều Vinashin, Vinalines, kiểm toán vẫn “vô can”? ảnh 1
Tỷ lệ Quốc hội biểu quyết thông qua Luật kiểm toán Nhà nước (sửa đổi)

"Trong thực tế, KTNN cũng như cơ quan thanh tra, điều tra vì lý do khách quan có thể không phát hiện ra được hết các sai phạm, nếu Luật quy định cứng trách nhiệm liên đới đối với các sai phạm do không phát hiện ra tại các đơn vị thì chưa thật hợp lý” – ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đánh giá. Do đó, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xin được giữ nguyên trong dự thảo, nghĩa là không ”truy” trách nhiệm của kiểm toán nếu phát hiện sai phạm tại doanh nghiệp.

Đối với đơn vị được kiểm toán, một số ý kiến đề nghị, những doanh nghiệp nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống nên để cho kiểm toán độc lập kiểm toán, khi thấy cần thiết Kiểm toán nhà nước chỉ thẩm tra kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập.

Cũng theo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, về nguyên tắc, ở đâu có tài chính công, tài sản công là phải được kiểm toán theo quy định tại khoản 2 Điều 118 của Hiến pháp, không phân biệt đối tượng quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, để phù hợp với năng lực của KTNN hiện nay và tình hình quản lý doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế, tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo luật quy định: đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vẫn kiểm toán toàn diện như Luật hiện hành. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, giao cho Tổng KTNN trong trường hợp cần thiết thì quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.

Về nhiệm kỳ của Tổng KTNN, sau khi xin ý kiến các vị ĐBQH, đa số ĐBQH (79,23%) đồng ý với phương án: “Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm), có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ”.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho tiếp thu quy định về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 5 năm theo đa số ý kiến ĐBQH.

Theo Infonet