Theo đó, việc tổ chức xác định mức thu cơ sở đối với 3 băng tần: 700 MHz (703-733 MHz và 758-788 MHz), 2600 MHz (2500-2600 MHz), 3700 MHz (3560-4000 MHz).
Cục Tần số Vô tuyến điện là đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ lựa chọn đối tác có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để thẩm định mức thu cơ sở đối với các băng tần này.
Sau khi có kết quả do tổ chức thẩm định giá đưa ra, Cục Tần số vô tuyến điện trình Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định về mức thu cơ sở.
Việc xác định mức giá cơ sở của 3 băng tần nói trên là bước đi đầu tiên trong việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng băng tần cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.
Tại Việt Nam, băng tần 700 MHz trước đây được sử dụng cho hệ thống truyền hình tương tự (analog) mặt đất, sau đó là truyền hình số (digital). Tháng 12/2020, băng tần này đã được giải phóng và được quy hoạch để triển khai hệ thống thông tin di động IMT.
700 MHz là băng tần ưa thích của doanh nghiệp viễn thông. Thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị di động (GSA) cho thấy, tính đến tháng 6/2022, có 205 nhà mạng trên thế giới đầu tư xây dựng mạng di động trong băng tần 700 MHz, 74 nhà mạng đã triển khai dịch vụ 4G hoặc 5G trên băng tần này.
Băng tần 2600 MHz được quy hoạch cho các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT-Advanced và các phiên bản tiếp theo. Trong khi đó, dải băng tần 3400-4200 MHz được quy hoạch cho các nghiệp vụ di động, cố định, cố định qua vệ tinh và vô tuyến định vị.
Trong cuộc toạ đàm về 5G được tổ chức gần đây, các chuyên gia viễn thông hy vọng Việt Nam có thể hoàn tất đấu giá 5G trong năm nay để có thể sớm thương mại hoá 5G vào đầu năm 2024.
Vào các ngày 15/5, 25/5 và 2/6 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức đấu giá băng tần 2300 MHz, gồm 3 khối băng tần A1(2300-2330 MHz), A2 (2330-2360 MHz), A3 (2360-2390 MHz). Tuy nhiên, không có một doanh nghiệp viễn thông nào nộp hồ sơ đăng ký tham dự đấu giá, vì cho rằng mức giá để sở hữu mỗi khối băng tần là quá cao.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Đoàn Quang Hoan, Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, cho rằng Bộ Thông tin và Truyền thông cần tính toán lại mức giá các gói băng tần sao cho phù hợp với thực tiễn để có thể sớm triển khai thương mại hoá 5G tại Việt Nam.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu