Camera cảm biến độ sâu
Chúng ta sẽ bắt đầu với camera này vì đây là hình thức cơ bản nhất của hệ thống camera kép. Trong hệ thống này, camera chính được kèm theo một camera thứ hai có chức năng duy nhất là tạo ra bản đồ 3D của các đối tượng vật lý trước ống kính. Nguyên tắc hoạt động của công nghệ 3D là cung cấp một hình ảnh với 2 góc nhìn có điểm khác nhau đến mắt của người nhìn. Hoạt động của não sẽ kết hợp 2 hình ảnh ảnh này lại với nhau, tạo ra một ảo giác về chiều sâu và tạo nên góc nhìn 3 chiều. Camera phụ sẽ cho phép điện thoại của bạn đo khoảng cách giữa ống kính và các đối tượng thực, cũng như kích thước của các đối tượng đó và giúp tạo ra các mô hình 3D bằng cách kiểm tra chúng từ các góc độ và độ dài tiêu cự khác nhau tại cùng một thời điểm.
Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến nhất để tạo ra một hiệu ứng có chiều sâu với góc nhìn 3 chiều. Nếu so với máy ảnh DSLR (máy ảnh kĩ thuật số phản xạ ống kính đơn) có cảm biến lớn và ống kính lớn thì camera trên điện thoại thông minh vẫn chưa thể theo kịp với DSLR. Thay vào đó, kỹ thuật này được sử dụng để tìm ra các đường viền của đối tượng nền trước và sau đó áp dụng hiệu ứng xóa phông. Điều này cho phép tạo ảo giác về chiều sâu của đối tượng.
Tuy nhiên kỹ thuật này cũng còn nhiều yếu điểm như làm mờ đi đường viền của vật thể và làm phông nền trông không được tự nhiên. Hệ thống camera với bộ cảm chiều sâu là một trong những loại hệ thống camera ít được sử dụng nhất. Nó được áp dụng đầu tiên trên HTC One M8, ngày nay chỉ còn một những dòng smartphone thứ cấp dùng cảm biến này như Honor 6X hoặc Lenovo K8 Plus.
Camera đơn sắc
Camera đơn sắc là cảm biến thứ cấp khá phổ biến. Trong phương pháp này, camera chính được đi kèm theo một camera phụ giống hệt nhau. Cả hai camera đều có cảm biến, độ khẩu, thấu kính và hệ thống lấy nét tương tự nhau, chỉ khác ở chỗ là camera thứ hai không có bộ lọc màu RGB. Điều đó có nghĩa là nó sẽ chỉ có thể tạo ra ảnh trắng đen, tuy nhiên do ít cảm biến hơn nên chúng sẽ độ phân giải cao hơn, độ tương phản tốt nên tạo ra các bức ảnh đen trắng tuyệt vời và có “hồn” hơn các máy ảnh thông thường.
Khi bạn chụp ảnh, các cảm biến cả màu sắc và đơn sắc sẽ kết hợp thông tin hình ảnh để tạo ra một kết quả vượt trội, bức ảnh tổng hợp có chiều sâu về màu tốt hơn và giảm hạt nhiễu ra khỏi ảnh. Huawei chính là hãng smartphone đầu tiên tích hợp hệ thống này và đã gây được ấn tượng về camera với Huawei P9. Dù “camera trên P9 chỉ trên mức ‘đủ tốt’, nhiều bức ảnh trắng đen chụp bằng cảm biến đơn sắc rất đáng chú ý”.
Hệ thống camera đơn sắc được đánh giá cao bởi cho độ chính xác, chân thật nhất mà không cần bất kì thêm bất kỳ tính năng bổ sung chỉnh sửa khác.
Camera góc ảnh rộng
Camera góc ảnh rộng ra mắt thị trường đầu tiên trên LG G5 vào năm ngoái và mang đến một làn gió mới về hệ thống camera smartphone. Camera chính của G5 có độ phân giải 16MP, 29 mm, ống kính khẩu độ f/1.8 và góc nhìn khoảng 75 độ. Điểm sáng tạo nằm mở camera phụ phía sau với độ phân giải 8MP, góc nhìn lên tới 135 độ, tương đương ống kính 9mm trên máy fullframe và rộng hơn cả góc nhìn của mắt người (khoảng 110 độ, nhưng tầm nhìn rõ phía trước mặt chỉ khoảng 60 độ). Do đó, nó có thể "bắt" được nhiều chi tiết mà người cầm máy không cần phải lùi ra xa mà vẫn chụp được những gì mình mong muốn. Camera này thích hợp với chụp phong cảnh, kiến trúc.
Tuy nhiên, đôi khi, chất lượng hình ảnh cực rộng của camera góc rộng không thực sự đẹp như với camera chính. Vật thể càng gần ống kính thì càng lớn và ngược lại. Điều này khiến cho khoảng cách các vật thể trở nên không thật – xa hơn nhiều so với thực tế, và các vật thể ở gần ống kính trở trên to lớn hơn. Đặc biệt, ống kính rộng rất dễ dẫn đến méo hình. Các hãng sản xuất smartphone đang cố gắng cải thiện nhược điểm này trên hệ thống camera.
Nhìn chung, với khả năng chụp hình tốt, camera này đang có tiềm năng phát triển cực mạnh và hy vọng rằng nhiều nhà sản xuất sẽ tích hợp nó trên hệ thống camera của mình.
Camera ống kính tele
Ống kính tele được xem là hệ thống máy ảnh kép phổ biến nhất hiện nay. Máy ảnh chính được đi kèm với máy ảnh thứ hai có ống kính tele. Trái với camera góc ảnh rộng, ống kính tele là một công cụ tuyệt vời giúp người cầm máy tiến gần đến chủ thể ngay cả khi không thể. Thiết bị thích hợp cho cả ảnh chân dung cũng như ảnh phong cảnh, thiên nhiên hoang dã.
iPhone 7 Plus cũng gây ấn tượng với hệ thống camera khi sử dụng camera bên trái để chụp góc rộng còn camera bên phải để chụp góc hẹp nhờ tiêu cự dài (chụp tele). Tiêu cự lớn cũng giúp iPhone 7 Plus nổi bật giữa "rừng" smartphone nhờ có khả năng zoom quang 2x mà không làm giảm chất lượng hình ảnh.
Chụp hình bằng camera ống kính tele có những ưu điểm nổi bật hơn so với hệ thống camera kép khác. Đầu tiên là về độ hiển thị. Nó sẽ cho độ hiển hình ảnh rõ ràng hơn khi dùng đến zoom quang 2x lossless. Đến thời điểm hiện tại, tính năng Zooming trên điện thoại thông minh phần lớn đã được kỹ thuật số nhưng bạn sẽ phải di chuyển nhanh chóng lại gần đối tượng để chụp mà chất lượng cũng không được đảm bảo. Do đó, zoom kỹ thuật số hiện đang tích hợp thêm tính năng zoom quang học 2x để tạo ra bức hình chất lượng hơn. Thứ hai, ống kính telephoto phù hợp chụp chân dung hơn Camera góc ảnh rộng vì chúng cho độ méo hình thấp hơn và làm cho chủ thể mịn màng hơn. Hầu hết các nhà sản xuất đều muốn dẫn đầu trong cuộc đua camera khi liên tục cập nhật các tính năng mới như hiệu ứng xóa phông như với máy ảnh chuyên nghiệp (ống kính chính bây giờ hoạt động như một cảm biến độ sâu). Sự kết hợp của ống kính tele và hiệu ứng xóa phông đã cho kết quả vượt trội hơn khi chỉ áp dụng nó trên camera góc ảnh rộng.
Dĩ nhiên, không hệ thống nào mà không có nhược điểm. Đến nay, vẫn chưa có nhà sản xuất nào có thể tạo ra được sự cân bằng hoàn toàn giữa hai máy ảnh trước sau. Như iPhone 7 Plus ra mắt năm ngoái, camera phụ khẩu độ nhỏ hơn nhiều (f/2.8) so với camera chính (f/1.8) và không có tính năng chống rung quang học OIS trên bộ cảm biến thứ cấp. iPhone 8 Plus siêu phẩm mới ra của năm nay cũng tương tự vậy (mặc dù các bộ cảm biến tốt hơn) và thậm chí đến cả iPhone X vẫn chỉ có độ khẩu f/2.4 cho camera phụ. Galaxy Note 8 là điện thoại đầu tiên tích hợp ống kính tele có chống rung quang học nhưng vẫn dùng độ khẩu f/2.4 so với f/1.7 trên camera chính.
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, những hạn chế trên chỉ mang tính tạm thời và chắc chắn sẽ được cải tiến tốt hơn trong tương lai. Người dùng có lẽ không chỉ được trải nghiệm tính năng zoom quang học mà còn được sở hữu những bức hình có độ sâu trường ảnh tuyệt vời.