Tầm quan trọng của hệ thống BI trong chuyển đổi số doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – BI (Business Intelligence) hay còn gọi là trí tuệ doanh nghiệp là một phần không thể thiếu đối với những doanh nghiệp đang bước vào gia đoạn chuyển đổi số
Tầm quan trọng của hệ thống BI trong việc chuyển đổi số doanh nghiệp (Ảnh: Clicdata)
Tầm quan trọng của hệ thống BI trong việc chuyển đổi số doanh nghiệp (Ảnh: Clicdata)

Hệ thống BI là (Business Intelligence) là "công cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp truy cập các thông tin tối quan trọng của doanh nghiệp, phân tích và đưa ra các quyết định nhanh chóng". BI có chức năng tập hợp và xử lý toàn bộ các dữ liệu thô trong doanh nghiệp thành các biểu đồ, hình ảnh sinh động, dễ hiểu, dễ tương tác, mang đến cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cái nhìn từ tổng thể về bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin chi tiết của tất cả các mảng nghiệp vụ trong doanh nghiệp.

1. Business Intelligence là gì?

Business Intelligence là gì ? (Ảnh: CIO)

Business Intelligence là gì ? (Ảnh: CIO)

BI - Business Intelligence (trí tuệ doanh nghiệp). Có rất nhiều định nghĩa về BI, mỗi định nghĩa đề cập đến một đặc trưng nổi bật của BI.

Định nghĩa 1: BI đề cập đến các kỹ năng, quy trình, công nghệ, ứng dụng được sử dụng để hỗ trợ ra quyết định

Định nghĩa 2: BI là công cụ để chuyển đổi những dữ liệu thô thành những thông tin có nghĩa, phục vụ cho mục tiêu phân tích kinh doanh

Định nghĩa 3: BI là các ứng dụng và công nghệ giúp chuyển đổi dữ liệu doanh nghiệp thành hành động

Định nghĩa 4: BI là công nghệ giúp doanh nghiệp hiểu biết về quá khứ và dự đoán tương lai.

Tổng kết lại BI là quy trình và công nghệ mà các doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ, khai phá các giữ liệu giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Công nghệ BI cung cấp một cách nhìn toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán trong tương lai. Mục đích của BI là hỗ trợ cho doanh nghiệp ra quyết định tốt hơn. Vì vậy một hệ thống BI (BI system) còn được gọi là hệ thống hỗ trợ quyết định.

2. Hệ thống BI

Hệ thống BI bao gồm những gì (Ảnh: Mind Forest)

Hệ thống BI bao gồm những gì (Ảnh: Mind Forest)

Vấn đề cốt lõi trong hệ thống BI là kho dữ liệu (Data Warehouse) và khai thác dữ liệu (Data Mining) vì dữ liệu dùng trong BI là dữ liệu tổng hợp (đến từ nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán). Quá trình phân tích dữ liệu trong BI không chỉ là những phân tích đơn giản mà cần sử dụng đến kỹ thuật khai thác dữ liệu (Data Mining) nhằm phân loại, phân cụm cũng như dự đoán. Vì vậy BI có mối quan hệ rất chặt chẽ với Data Warehouse và Data Mining.

Hệ thống BI là sự kết hợp của 3 thành phần chính sau:

- Data Warehouse (Kho dữ liệu): Chứa dữ liệu tổng hợp của doanh nghiệp

- Data Mining (Khai thác dữ liệu): Các kỹ thuật dùng để khai thác dữ liệu như phân loại, phân nhóm, kết hợp, dự đoán .....

- Business Analyst (Phân tích kinh doanh): Quyết định chiến lược đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Lợi ích của BI đối với doanh nghiệp?

Lợi ích của hệ thống BI đối với doanh nghiệp (Ảnh: CIO)

Lợi ích của hệ thống BI đối với doanh nghiệp (Ảnh: CIO)

BI giúp doanh nghiệp kiểm soát thông tin một cách chính xác, hiệu quả từ đó có thể hỗ trợ phân tích, khai thác dữ liệu, dự đoán về xu hướng của giá cả và dịch vụ, hành vi khách hàng, phát hiện các khách hàng tiềm năng để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Có thể kể đến một số lợi ích thiết thực của doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thông qua việc ứng dụng Business Intelligence như:

- Giúp các doanh nghiệp sử dụng thông tin một cách hiệu quả, chính xác để thích ứng với môi tường thay đổi liên tục và cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh

- Hỗ trợ nhà quản trị tối đa trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả

- Xác định được vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Phân tích hành vi khách hàng

- Xác định mục đích và chiến lược Marketing

- Dự đoán tương lai của doanh nghiệp

- Xây dựng chiến lược kinh doanh

- Giữ chân được khách hàng cũ và dự đoán khách hàng tiềm năng

- Đáp ứng nhu cầu thu thập báo cáo của các bộ phận

- Cung cấp cái nhìn tổng thể toàn doanh nghiệp

- Hỗ trợ tối đa công tác điều hành, tiết kiệm thời gian và chi phí cho quản trị

- Góp phần thay đổi kỹ năng điều hành, phục vụ khách hàng tốt hơn

- Tạo lợi thế cạnh tranh, gia tăng cơ hội tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội kinh doanh

- Hỗ trợ người dùng nội bộ trong đánh giá, cải thiện và tối ưu hóa khả năng cũng như quy trình hoạt động của tổ chức

4. Các công nghệ hỗ trợ BI

- Kho dữ liệu (Data warehousing)

- Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

- Công nghệ truy vấn và lập báo cáo

- Công cụ khai thác và phân tích dữ liệu

- Hệ thống hỗ trợ ra quyết định

- Quản lý quan hệ khách hàng

5. Các hoạt động chính của BI

- Hỗ trợ quết định của bản quan trị

- Truy vấn và báo cáo

- Phân tích xử lý trực tuyến

- Phân tích thống kê

- Dự đoán

- Khai thác dữ liệu

6. BI dành cho ai?

Rất nhiều người dùng có thể hưởng lợi từ BI, một số đối tượng sau là những người nhận được nhiều lợi ích nhất từ BI bao gồm:

- Ban quản trị

- Người đưa ra quyết định kinh doanh

- khách hàng

- Phân tích viên