Quân đội Mỹ đang có một kế hoạch mới nhằm đối phó với các drone điều khiển từ xa của đối phương trong tác chiến. Trong một công bố được đưa ra hôm 3/8, quân đội Mỹ đã thông báo về ý định mua một hệ thống vũ khí sóng ngắn mạnh gắn trên máy bay từ tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin nhằm đối với với các drone của đối phương. Hệ thống vũ khí này được gắn trên máy bay, sẽ làm vô hiệu hóa các loại drone cánh cố định hoặc loại drone có 4 cánh quạt với một chùm tia bức xạ hội tụ.
Vụ Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro bị ám sát hụt bằng hai thiết bị drone sáu cánh mang theo các khối chất nổ được kích hoạt từ xa ngày 4/8 vừa qua càng đặt ra yêu cầu phải có các biện pháp chống drone hiệu quả đối với quân đội Mỹ. Video công cộng được Bellingcat thu thập cho thấy vụ tấn công này được thực hiện bằng các thiết bị drone giống như loại Matrice 600 của DJI. Theo phát ngôn của lực lượng an ninh Venezuela, thì mỗi thiết bị drone thực hiện vụ ám sát tổng thổng nước này mang theo 1kg chất nổ C4. Drone Matrice 600 có tải trọng tối đa 5,5 kg.
Hệ thống mới này của Quân đội Mỹ sẽ tiếp bước một hệ thống sóng ngắn tương tự, đã được tập đoàn Lockheed Martin phát triển cho Không Quân Mỹ có tên là Self-Protect High Laser Demostrator (SHiELD). Dự kiến sử dụng để chống lại các loại tên lửa trong tương lai, dự án này đã giành được một giải thưởng thiết kế trị giá 26 triệu USD vào tháng 11 năm ngoái.
“Các tải trọng của hệ thống máy bay không người lái đang được tính đến gồm có các loại chất nổ, các mạng lưới, các thiết bị gây nhiễu/phát xạ, và các nguồn phát sóng ngắn cường độ cao”, đề nghị này cho biết. Trả lời cho đề nghị này sẽ được công bố trước ngày 18/8.
Trong vụ ám sát hụt Tổng thống Maduro, lực lượng an ninh Venezuela chỉ đơn giản là bắn vào các thiết bị drone này ngay trên trời bằng súng trường, làm cho drone nổ hoặc rơi thẳng xuống mặt đất. Hiện nay có rất nhiều biện pháp chống drone an toàn và phức tạp hơn rất nhiều. Hầu hết các loại drone đều có thể bị vô hiệu hóa bằng cách gây nhiễu vô tuyến, làm cho drone mất kết nối với trung tâm điều khiển và mất phương hướng rồi rơi xuống đất. Nhiều lực lượng khác cũng đã huấn luyện diều hâu để đâm rớt drone trong chiến đấu, mặc dù chiến thuật này đang gây ra rất nhiều tranh cãi và vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Một nghiên cứu gần đây của Trung Tâm Nghiên cứu Drone thuộc đại học Bard cho thấy hiện nay có 235 hệ thống chống drone khác nhau đang được sử dụng hoặc đang được phát triển.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu