Với việc số hóa có tác động đến tất cả các ngành công nghiệp, đồng thời tạo ra phương thức mới trong việc thu hút và tạo giá trị, nghiên cứu nói trên chủ yếu tập trung vào những tác động mang tính tổ hợp của các công nghệ số như điện thoại, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo.
Trong nghiên cứu, WEF đưa ra những ví dụ điển hình cho thấy giá trị xã hội được tạo ra từ công nghệ số, như tới năm 2050, việc kết hợp đưa vào sử dụng xe không người lái và bảo hiểm xe sẽ giúp cứu sống 1 triệu người trên thế giới mỗi năm.
Trong lĩnh vực điện, việc áp dụng các công nghệ số sẽ có thể giúp đạt mục tiêu giảm lượng khí thải trị giá 867 tỷ USD vào năm 2025.
Cũng theo nghiên cứu, thay vì cần tới 20 năm để đạt giá trị 1 tỷ USD, các công ty trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới do tạp chí Fortune bình chọn chỉ cần bốn năm để “gặt hái” số tiền tương ứng thông qua áp dụng số hóa.
Tuy nhiên, tài liệu này chỉ ra rằng quá trình số hóa các ngành công nghiệp cũng tiềm ẩn rủi ro, đòi hỏi tất cả các nhà quản lý phải điều hành cẩn trọng. Một trong những rủi ro lớn có thể xảy ra là sự bất bình đẳng, khi không phải tất cả mọi người đều dễ dàng tiếp cận công nghệ số.
Mối lo ngại về an ninh và bảo mật thông tin cá nhân cũng ngày càng gia tăng, trong khi lối kinh doanh mang tính bảo thủ, chỉ chú ý tới các lợi trước mắt sẽ không khuyến khích nhiều doanh nghiệp thay đổi cách làm cố hữu và chuyển sang sử dụng các công nghệ mới.
Theo VietNam+