Trước hết, Phó Thủ tướng đánh giá cao ý kiến chất vấn của ĐBQH về lĩnh vực phát triển nông thông, Phó Thủ tướng cho rằng các ý kiến này không chỉ là câu hỏi mà còn là gợi ý về nhiệm vụ của Chính phủ phải làm trong thời gian tới.
Đồng thời, Phó Thủ tướng nhận định vấn đề tiêu thụ nông sản là vấn đề cốt lõi của phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển nông thôn nói riêng.
Phó Thủ tướng nhắc lại tình trạng được mùa mất giá vẫn xảy ra, gây ra khó khăn lớn cho người sản xuất, tầng lớp còn nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng thịt lợn mất giá trong thời gian qua.
Qua đó, Phó Thủ tướng đã đề ra giải pháp tổng thể để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp, thúc đẩy phát triển
Thứ nhất, bên cạnh những thành quả đạt được, rõ ràng chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế ở nhiều sarn phẩm và trong cả toàn ngành. Tình trạng được mùa mất giá vẫn diễn ra và chưa có giải pháp hữu hiệu, ảnhh hưởng rất lớn đến đến người dân.
Nguyên nhân, trước hết là do quy hoạch chưa cao, cái này thuộc tránh nhiệm quản lý nhà nước: chưa phù hợp với sản xuất của các lĩnh vực nông nghiệp, chưa gắn với nhu cầu thị tường.
Thực tế một số sản phẩm nông nghiệp hiện nay sản xuất đã vượt xa so với quy hoạch đề ra, như café vượt 21,9%, cao su 25%, hồ tiêu 149%... rõ ràng chất lượng quy hoạch của chúng ta chưa phù hợp. Những dự báo trong quy hoạch còn thiếu chính xác, không đúng với nhu cầu thực tế của thị trường.
Công tác điều chỉnh quy hoạch còn chậm, chưa kịp thời,
Tổ chức công tác thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, trình trạng đầu tư vượt quy hoạch, đầu tư theo phong trào đang rất phổ biến.
Hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt hay hạ tầng công nghiệp dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp ở nông thôn cũng chưa đạt yêu cầu đề ra. Tuy có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có vốn dầu tư rất khó khăn là nguyên nhân căn yếu.
Vấn đề tổ chức sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập, diện tích canh tác theo đầu người rất thấp, trong khi yêu cầu phải công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp. Quy mô sản xuất nhỏ manh mún nên rất khó có thể đưa nông nghiệp công nghệ cao vào nông nghiệp.
Thứ 5, công nghiệp chế biến phát triển chậm, ứng dụng khoa học công nghệ và sản xuất chưa được chú trọng. Chủ yếu người dân dựa vào kinh nghiệm để thực hiện.
Công tác phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một số thị trường chính của Việt Nam thiếu ổn định, nên khi các thị trường này có biến chuyển thì chúng ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Thứ sáu, công tác quản lý còn nhiều bất cập. Cơ chế chính sách chậm được điều chỉnh để đáp ứng được đòi hỏi thực tế, đặc biệt là công tác dự báo,cảnh báo tín hiệu thị trường, điều chỉnh, định hướng quy hoạch.
Do đó, chúng ta cần một giải pháp tổng thể để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp việt nam nói chung và các sản phẩm nông sản nói riêng.
Còn các vấn đề khác, Phó Thủ tướng cũng đồng tình với trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nhưng bổ sung thêm:
Thứ nhất, phải phát triển nông nghiệp để đạt các mục tiêu: mục tiêu chất lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nông nghiệp.
Thứ hai, phải sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn mới có sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế được.
Thứ ba là phải hình thành được vùng sản xuất, chuyên canh tập trung, các nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, của vùng của địa phương gắn với việc xây dựng thương hiệu, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Về nhóm giải pháp, trước hết tập trung vào các nhóm giải pháp lớn. Trước hết là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật đồng bộ tạo môi trường, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân, doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực 1 cách bình đẳng, minh bạch để sản xuất hàng hóa. Đây là nhóm giải pháp quan trọng nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp.
Phải tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo động lực cho các vùng chuyên canh lớn. Ở đây, rõ ràng nhất là muốn phát triển công nghiệp công nghệ cao thì cần nhiều đất đai, vậy thì tích tụ hạn điền phải có những cụ thể như thế nào để xử lý vấn đề này trên cơ sỏ sửa đổi luật đất đai.
Thứ hai là thường xuyên rà soát điều chỉnh chiến lược quy hoạch, kế hoạch của các ngành, các lĩnh vực, sản phẩm nhằm phát huy lợi thế cảu ngành, của quốc gia, của địa phương.
Gắn quy hoạch với nhu cầu và diễn biến của thị trường, coi trọng thị trường trong nước nhưng phải lấy thị trường khu vực và quốc tế làm mục tiêu để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Gắn quy hoạch với thích ứng biến đổi khí hậu…
Thứ ba, kế hoạch hóa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phân định rõ các nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng.
Tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cho phù hợp theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian để hạ giá thành sản phẩm, nhân rộng các mô hình sã có hiệu quả,…
Thứ năm, mở rộng và đẩy mạnh liên kết 5 nhà: Nhà nước - nhà nông - doanh nghiệp - ngân hàng và nhà khoa học.
Trong đó lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại sẽ là trung tâm, động lực phát triển trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp. Người dân sẽ đóng vai trò sản xuất, hưởng lợi từ khâu phân phối này. Chúng ta cần có chính sách hỗ trợ nông dân về đời sống.
Thứ sáu: đẩy mạnh phát triển công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn để tạo viêc làm, giảm lao động tạo điều kiện hiện đại hóa nông nghiệp – nông thông.
Thứ bảy là tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học.
Thứ tám là tổ chức lại hệ thống thương mại, hệ thống nông sản và thị trường xuất khẩu.
Cuối cùng là phải nâng cao nguồn nhân lực cho nhành nông nghiệp nói chung và đặc biệt là trang bị kiến thức cho người dân.