Cụ thể, Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, thời gian tới đánh giá lại cung cầu thép ở Việt Nam trên cơ sở đánh giá cung cầu thép thế giới, khu vực để điều chỉnh và đề xuất các giải pháp Quy hoạch tổng thể cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2035.
Đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai Quy hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể để giảm dần sự mất cân đối giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt, giữa sản xuất và lưu thông phân phối.
Bên cạnh đó xây dựng hệ thống sản xuất thép với công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu vực sản xuất và kinh doanh thép. Từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất nhỏ với công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng và ô nhiễm môi trường.
Để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa ngành thép, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì cùng các Bộ: Tài chính, KHĐT, TNMT, KHCN, Xây dựng và các cơ quan liên quan đề xuất cơ chế chính sách để phát triển ngành công nghiệp thép nói chung.
Bên cạnh đó, Bộ TNMT chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu về môi trường ở các nhà máy thép. Nếu có sai phạm phải tiến hành xử lý nghiêm, kể cả việc dừng hoạt động hoặc đóng cửa các nhà máy không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Trong những năm qua, ngành thép Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng như năng lực sản xuất ngày càng tăng, sử dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về môi trường. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thép của các năm 2014- 2015 đạt 19,8% đến 21,8%. Trong đó, năm 2015 Việt Nam đã trở thành nước tiêu thụ nhiều thép nhất trong các nước Đông Nam Á.