Phiên bản Wikipedia kỳ lạ của giới tình báo Mỹ

Intellipedia là website xuất hiện trên Internet từ cuối năm 2005, khi CIA bắt đầu giai đoạn thử nghiệm. Kể từ đó tới nay, đã có 16 cơ quan tình báo Hoa Kỳ đăng ký chỉnh sửa nội dung. Nội dung được chia làm 3 loại: tuyệt mật, mật và nhạy cảm (không mật).
Thế giới rất muốn biết tình báo Mỹ đang che giấu những gì.
Thế giới rất muốn biết tình báo Mỹ đang che giấu những gì.


Bức màn bí mật của Intellipedia được hé lộ theo đạo luật Tự do thông tin (Freedom of Information Act) - FOIA. Một số đề mục của Intellipedia buộc phải công bố theo đạo luật FOIA dù giới chức Hoa Kỳ không mong muốn.

Để vào được trang Intellipedia, bạn cần có ID và mật khẩu riêng. Điều đó có nghĩa nó không dành cho tất cả mọi người. Nếu cố truy cập vào trang này mà không có tài khoản và mật khẩu hợp lệ, bạn có nguy cơ bị khởi tố theo luật hình sự Hoa Kỳ.

Cảnh báo đăng nhập trái phép có thể bị khởi tố hình sự.
Cảnh báo đăng nhập trái phép có thể bị khởi tố hình sự.

Có khá nhiều lựa chọn cho người dùng đăng nhập. Nếu có mạng riêng ảo (VPN) thích hợp, bạn có thể đăng nhập từ xa qua Internet, hoặc có thể dùng CAC - loại thẻ truy cập thông dụng gắn vào bộ đọc thẻ của máy trạm để xác nhận danh tính đăng nhập.

Google cung cấp phần mềm tìm kiếm và máy chủ cho hệ thống mạng Intellipedia. Lượng truy cập là khá lớn, đặc biệt là phiên bản tuyệt mật.

Theo thống kê được công khai qua FOIA, chỉ tính riêng năm 2014 đã có hơn 255.000 người dùng đăng ký phiên bản Intellipedia tuyệt mật. Trang này có hơn 113.000 bài viết, được đọc hơn 290 triệu lần và có 6,2 triệu chỉnh sửa.

Google cung cấp nền tảng kỹ thuật vận hành Intellipedia.
Google cung cấp nền tảng kỹ thuật vận hành Intellipedia.

Dĩ nhiên, bạn cũng như nhiều người không thể truy cập vào Intellipedia, nhưng FOIA đã giúp hé lộ một số nội dung bên trong của phiên bản Wikipedia kỳ lạ này.

Một số người dùng đã tải lên trang Wikipedia thật ảnh chụp màn hình không bị cấm về hệ thống này. Nó có giao diện giống trang Wikipedia nhưng chỉ khác ở các thẻ màu cỡ lớn, với màu sắc khác nhau biểu thị cho phân loại của bài viết.

Nhiều nội dung trên Intellipedia chỉ là dạng "copy-and-paste", tương tự Wikipedia. Ngạc nhiên ở chỗ, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ còn có thông tin về những nơi thậm chí không tồn tại.

Giao diện không khác Wikipedia là mấy.
Giao diện không khác Wikipedia là mấy.

Không giống Wikipedia, phần đầu và cuối mỗi bài viết trên Intellipedia đều có phần phân loại. Có một số phần được đánh dấu U với ý nghĩa "không phải tài liệu mật".

Một bài viết về Thành phố Vatican trên Intellipedia được đọc hơn 10.000 lần. Cách trình bày của bài viết rất khác, giống như kiểu phân tích nguồn tin tình báo nói về những mối đe dọa đối với thành phố này.

Có một website tên là The Black Vault, từng thông qua FOIA yêu cầu Intellipedia công khai thông tin về các chủ đề gây tranh cãi như sự kiện Vịnh Con Lợn, ám sát John F. Kennedy và vật thể bay không xác định (UFO).

Greenewald, người vận hành The Black Vault, nói rằng ông được phản hồi rằng không có bất cứ nội dung ghi chép nào về các chủ đề như máy bay ném bom B-21, tin tặc Guccifer hoặc hiện tượng siêu nhiên.

Intellipedia nói
Intellipedia nói "không" với rất nhiều chủ đề nhạy cảm.

Tuy nhiên, thú vị nhất phải kể tới trường hợp của Edward Snowden, cựu nhà thầu cơ quan tình báo quốc gia Mỹ, người từng bị giới chức Hoa Kỳ coi là kẻ phản quốc vì tiết lộ chương trình nghe lén đầy tai tiếng của chính phủ.

Intellipedia phiên bản tuyệt mật hiển thị nội dung trống không về Edward Snowden. Nhiều người cho rằng rất có thể các cơ quan tình báo Mỹ chưa biết viết gì về trường hợp này.

Theo Zing