Ông Tập Cận Bình kêu gọi phát triển đa phương, kinh tế số, AI, Big Data

VietTimes -- Đó là những vấn đề Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt ra trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo doanh nghiệp (CEO Summit), trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC chiều 10/11 tại Đà Nẵng.
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo doanh nghiệp (CEO Summit) 2017
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo doanh nghiệp (CEO Summit) 2017

Tại Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo doanh nghiệp (CEO Summit), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng APEC là động cơ thúc đẩy tăng trưởng tuyệt vời. Vì thế, khi tham dự APEC 7 năm qua, ông luôn gặp các lãnh lãnh đạo doanh nghiệp để thảo luận những khó khăn và việc làm ăn của họ.

10 năm từ khủng hoảng tài chính thế giới 2008, "Dù có nhiều rủi ro và bất định nhưng thương mại và đầu tư toàn cầu vẫn tăng trưởng. Chúng ta vẫn phát triển và tăng trưởng trên mọi lĩnh vựclà một hành trình không điểm cuối. Trung Quốc nhìn vào tương lai, không phải quá khứ. Chúng ta sống trong một thế giới toàn cầu, các nước đã thực hiện cải cách toàn diện và đạt tăng trưởng" - ông Tập nói

Để đối mặt với những thách thức mới, theo ông Tập,  Kinh tế chia sẻ và kinh tế số đã phát triển ở Trung Quốc. Đối mặt với thách thức,những ngành kinh doanh mới, mô hình kinhdoanh mới nổi lên. “Chúng tôi cũng thấy những thay đổi sâu sắc về mô hình kinh doanh toàn cầu”, và “để đạt được phát triển toàn diện và bền vững, Trung Quốc thấy cần phải hợp tác với cộng đồng, vì mục tiêu chung” – Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh.

Trong vài thập niên quá, toàn cầu hóa đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng – ông Tập nói tiếp – “Nó trở thành một xu hướng không thể đảo ngược. Dù vậy, nó cũng đối mặt với những sự đánh giá mới. Chúng ta nên hướng tới sự toàn cầu hóa toàn diện, cân bằng hơn và mang lại lợi ích cho mọi người. Chúng ta phải tuân thủ chủ nghĩa đa phương. Xu hướng mới yêu cầu các chính phủ phải đóng góp nhiều hơn. Khi đối mặt với các thay đổi sâu sắc này, chúng ta, châu Á - Thái Bình Dương cần dẫn dắt các cải cách kinh tế”.

Từ đây, ông đặt câu hỏi “Chúng ta phải đi cùng nhau, hay đi những con đường riêng?” – theo ông “câu trả lời của chúng ta là chúng ta phải đi cùng nhau”. Bởi, “Các nền kinh tế APEC, từ những kinh nghiệm cũ, biết rằng chúng ta nên thúc đẩy đầu tư, phát triển, nên tạo ra những sự tự do hóa rộng mở hơn, bao trùm hơn dể mang lại tất cả lợi ích cho mọi nước, mọi nhóm người. Chúng ta phải ủng hộ thương mại đa phương, tự do thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương. Việc mở ra một khu vừa FTA của châu Á - Thái Bình Dương là ước mơ lâu dài. Hơn nữa, khu vực phải theo đuổi sáng tạo và tăng trưởng mới. Chúng ta nên ủng hộ cải cách cấu trúc và thể chế theo hướng sáng tạo hơn tạo động lực cho thị trường. Chúng ta cần phải gắn kết sâu hơn với Internet và nên kinh tế số”.

Nói về sáng kiến "Vành đai – Con đường", Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Ông khẳng định "Sáng kiến từ Trung Quốc nhưng thuộc về cả thế giới". Theo ông Tập, sáng kiến sẽ thúc đẩy phát triển cở sở hạ tầng, tăng cường tính kết nối liên khu vực. Nó sẽ tạo ra một nền tảng rộng hơn và năng động hơn cho phát triển.

Điểm lại những thành quả ấn tượng của Trung Quốc thông qua phát triển bao trùm, Chủ tịch Tập nhận xét để làm được điều đó, cần đầu tư vào y tế giáo dục và việc làm, chăm sóc sức khỏe, giải quyết đói nghèo, nâng cao đời sống người dân, chú trọng cho những nhóm yếu thế. Đồng thời cần tạo môi trường inh doanh thuận lợi cho SME. Thúc đẩy tăng trưởng cần hành động và động lực thực sự. Trong vài năm qua, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 7,2% mỗi năm, chủ tịch Tập nhấn mạnh vào thực tế Trung Quốc hiện vẫn là  động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu.

Chủ tịch Tập nhấn mạnh vào việc Trung Quốc đã nỗ lực gỡ bỏ các rào cản thể chế đối với kinh tế. Vào việc kinh tế nước này duy trì mức tăng trưởng ổn định suốt 5 năm qua, nền và việc nước này theo đuổi triết lý lấy nhân dân là trọng tâm để quá trình phát triển bao trùm, bảo đảm lợi ích các bên.

Theo ông Tập, thu nhập cá nhân của người dân Trung Quốc đã tăng vững bền. Cá nhân ông đã đi thị sát nhiều nơi tại Trung Quốc, chứng kiến công tác xóa đói giảm nghèo những năm qua. Hàng triệu người Trung Quốc đã thoát cảnh đói nghèo. Việc đưa người dân khỏi đói nghèo là một cam kết của chính phủ Trung Quốc. Đó cũng là thành tựu tự hào của Trung Quốc – ông Tập nhấn mạnh.

Theo đó, chính phủ Trung Quốc đang tham gia vào sự tiến bộ của lịch sử, ông Tập tin rằng giữa thế kỷ này, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa tiên tiến điển hình.

Ông khẳng định, người Trung Quốc đã bước vào một hành trình mới: tập trung vào nền kinh tế Internet, AI (trí tuệ nhân tạo) và Big Data, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, năng lượng xanh và các thể chế mới. Đây là một hành trình mới, nơi Trung Quốc tiếp tục mở rộng hội nhập với thế giới. Trung Quốc sẽ không ngừng tương tác với thế giới, tạo ra động lực mới cho nền kinh tế. Trong 15 năm tới, Trung Quốc sẽ có một thị trường lớn hơn, một sự phát triển toàn diện hơn.

Nói về mối quan hệ quốc tế mới, Chủ tịch Trung Quốc cam kết sẽ nới lỏng đáng kể việc tiếp cận thị trường, bảo đảm tất cả mọi việc kinh doanh bất kể nước nào sẽ được đối xử công bằng. Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy hiệp định thương mại tự do và theo đuổi các cuộc hội đàm RCEP.

Ông cho rằng các quốc gia nên sống hoà thuận với nhau. Trung Quốc sẽ thúc đẩy các mối quan hệ đối tác, theo đuổi các quan hệ dựa trên tin tưởng qua lại, thông qua tham vấn và đồng thuận.