Những vật dụng cổ nhất qua ảnh

Chúng ta thường xuyên phải đối mặt với các loại công nghệ mới, nhưng hiếm khi nghĩ đến việc một số vật dụng hằng ngày đã tồn tại dưới hình thức cơ bản hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm trông như thế nào. Dưới đây là những đồ vật có tuổi đời lâu nhất.
1. Đôi tất cổ nhất (1.500 tuổi). Những đôi tất len này từ Ai Cập có nghĩa là được dùng để đi với dép và được làm từ khoảng năm 300 đến 499 sau Công nguyên. Chúng được phát hiện vào thế kỷ 19.
1. Đôi tất cổ nhất (1.500 tuổi). Những đôi tất len này từ Ai Cập có nghĩa là được dùng để đi với dép và được làm từ khoảng năm 300 đến 499 sau Công nguyên. Chúng được phát hiện vào thế kỷ 19.

2. Công thức ghi chép lâu đời nhất (5.000 năm tuổi). Đây là một công thức cho bia Sumerian (ở vùng Lưỡng Hà), có niên đại 3.000 năm trước Công nguyên. Bia được cho là rất mạnh, với những mẩu bánh mì trôi nổi trong đó. Sau khi thu hoạch lúa mạch về nhà, để bảo quản người Sumerian đã nướng chúng lên rồi mới cất vào trong kho. Vô tình mà lúa mạch được nướng chín đã lên men và tạo thành bia một cách vô tình.

3. Đôi kính mát xưa nhất (800 tuổi). Những chiếc kính mát này đã được phát hiện ở Canada, trên đảo Baffin. Chúng được dùng bảo vệ mắt khỏi những tia nắng bị tuyết phản chiếu.

4. Tác phẩm điêu khắc lâu đời nhất của con người (từ 35.000-40.000 năm tuổi). Tác phẩm điêu khắc Venus được tìm thấy trong động Hohle Fels ở Đức. Các chuyên gia tin rằng người điêu khắc đã khắc hình này từ ngà của một con voi ma mút.

5. Đôi giày cổ nhất (5.500 năm tuổi). Chiếc giày mocca chân phải này được làm từ da bò (chiếc còn lại chưa được tìm thấy) được phát hiện trong một hang động ở Armenia. Nó được bảo quản với sự giúp đỡ của cỏ và phân cừu khô.

6. Chiếc quần cổ nhất (3.300 tuổi). Những chiếc quần này được tìm thấy ở miền tây Trung Quốc. Chúng được dệt từ len và trang trí bằng các mẫu trang trí phức tạp. Nó có lẽ thuộc về một người du mục từ châu Á.

7. Áo lót nữ cổ nhất (500 tuổi). Chiếc áo ngực này đã được mặc bởi một người phụ nữ Áo vào giai đoạn 1390-1485. Mặc dù đó là áo ngực lâu đời nhất được bảo quản, trong bản thảo loại sản phẩm này, nó được mô tả là "túi đựng ngực".

8. Ví tiền cổ nhất (4.500 năm tuổi). Chiếc ví này được tìm thấy ở nước Đức hiện đại. Qua hơn hàng ngàn năm, da và nguyên liệu làm ra nó đã xuống cấp. Chỉ có những chiếc răng của con chó, mà hầu như chắc chắn là dùng để trang trí và bảo vệ, được bảo toàn.

9. Chân tay giả lâu đời nhất (3.000 năm tuổi). Theo các cuộc điều tra khoa học, những ngón chân gỗ này giúp người đi bộ. Nhờ đó, một người không chỉ có thể đi bộ mà còn đi dép (dạng giày dép phổ biến nhất ở Ai Cập cổ đại).

10. Bao cao su cổ nhất (370 năm tuổi). Sản phẩm tránh thai tái sử dụng này được làm từ da cừu và đã được sử dụng ở Thụy Điển vào những năm 1600. Hướng dẫn sử dụng của nó có khuyến cáo cần sử dụng sữa ấm để làm sạch để giúp người sử dụng tránh bị mắc bệnh hoa liễu.

11. Nhà vệ sinh xả cổ nhất (2.000 năm tuổi). Ở cộng đồng Ephesus cổ đã có những nhà vệ sinh công cộng có thể xả được. Nước chảy bên dưới chúng mang chất thải vào dòng sông gần nhất.

12. Mẩu kẹo cao su cổ nhất (5.000 năm tuổi). Phần nhựa cây phong hóa thạch này được tìm thấy ở Phần Lan được xem là miếng kẹo cao su lâu đời nhất. Nó có thể đã được sử dụng để giải quyết nhiễm trùng miệng hoặc như một loại keo để sửa chữa đồ sành sứ bị hỏng.

13. Nhạc cụ cổ nhất (40.000 năm tuổi). Cây sáo này được làm từ xương được tìm thấy ở miền nam nước Đức. Những nhạc cụ đầu tiên được người cổ đại làm từ xương chim và ngà voi ma mút. Lý thuyết cho rằng âm nhạc đã giúp cho người Homo Sapien có lợi thế hơn người Neanderthal.

14. Bài hát được ghi âm lâu đời nhất (3.400 tuổi). Giai điệu này đã được tìm thấy trên lãnh thổ của nhà nước cổ Ugarit (nay là ở Syria hiện đại). Nó được viết để tôn vinh người vợ của thần Mặt trăng.

15. Đồng tiền cổ nhất (2.700 năm tuổi). Đồng xu cổ nhất được phát hiện tại thành phố Hellenic cổ đại, nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Nó được làm bằng cách nung chảy vàng và bạc. Một mặt của đồng xu có hình đầu sư tử.

16. Địa cầu cổ nhất (510 năm tuổi). Quả cầu này được làm từ những phần rộng nhất của hai quả trứng đà điểu. Bản đồ Thế giới Cũ và Mới được mô tả trên các bán cầu khác nhau. Các chuyên gia tin rằng quả địa cầu đã được thực hiện ở Florence, có lẽ bởi chính người thợ bậc thầy Leonardo da Vinci.

Theo Báo Diễn Đàn Đầu Tư

http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/2110106/nhung-vat-dung-co-nhat-qua-anh