1. Hệ điều hành webOS
Sự “ngã ngựa” của hệ điều hành webOS đã được đề cập nhiều lần và chúng tôi sẽ không đề cập đến nguyên nhân tại sao nữa. Hệ điều hành này từng được giới công nghệ đặt rất nhiều kỳ vọng. WebOS dường như sở hữu mọi thứ ưu việt: giao diện người dùng tuyệt đẹp, điều hướng cảm ứng thân thiện, hỗ trợ đa nhiệm, hệ sinh thái ứng dụng, tính năng nhắn tin độc đáo, và thậm chí hỗ trợ cả iTunes.
Tuy nhiên, sự quản lý yếu kém cũng như các vấn đề về phần cứng và phần mềm đã dẫn đến sự sụp đổ của webOS. Vào thời điểm đó, webOS cũng phải đối đầu với các đối thủ mạnh mẽ như điều hành Android, iOS, BlackBerry, Windows Phone, và nhiều đối thủ khác.
Hệ điều hành webOS cũng không phải biến mất hoàn toàn. Nó vẫn xuất hiện trên một số điện thoại thông minh hiện đại ngày nay. Trên thực tế, hệ điều hành này hiện nay thuộc quyền sở hữu của LG và là nền tảng cho nề TV thông minh –Smart TV thế hệ mới.
2. Đồng hồ thông minh Pebble - ngựa non háu đá
Pebble không phải là thế hệ đồng hồ thông minh đầu tiên trên thế giới, nhưng có lẽ là chiếc nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Các Pebble gốc, với màn hình hiển thị e-ink, vô tình thiết lập các tiêu chuẩn dung lượng pin cho smartwatch. Pebble đã có khởi đầu không thể tốt hơn với chiến dịch kêu gọi vốn đạt được hơn 10 triệu USD trên Kickstarter năm 2012. Đi trước cả Apple, Pebble cho ra mắt sản phẩm smartwatch đầu tiên năm 2013 và nhận được những phản hồi rất tích cực.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của Android Wear, Apple Watch và một số đồng hồ khác sau đó đã thay đổi cục diện của thị trường smartwatch. Những chiếc đồng hồ này cung cấp đầy đủ màu sắc tươi sáng, hoạt hình slick, và nhiều chức năng mà Pebble không thể theo kịp. Pebble sau đó đã phát hành phiên bản màu cho Pebble Time - cùng với hệ điều hành mới được tân trang lại theo phong cách Atari 1984. Cho dù công nghệ màu e-link giúp vớt vát lại thời gian sử dụng pin lâu cho Pebble nó cũng không đủ sức cạnh tranh với ông lớn đình đám như Apple.
Pebble cuối cùng phải muối mặt bán lại cho Fitbit với giá không bằng 1/10 mức giá từng được gạ bán lúc đầu. Quả là kết thúc buồn với startup từng được xem là người hùng của thung lũng Silicon - điểm sáng khiến các ông lớn như Apple, Samsung hay Google phải "học tập" theo.
3. Giao diện Facebook Home – bom xịt smartphone
HTC First, sản phẩm được mệnh danh là "điện thoại Facebook", là kết quả hợp tác giữa HTC và ông lớn mạng xã hội được trình làng vào năm 2013. Chiếc smartphone đặc biệt này theo đó được cài sẵn giao diện Android tùy biến mang tên Facebook Home. Home cơ bản chỉ là một giao diện màn hình khóa Android cho phép bạn sử dụng các tính năng cơ bản của Facebook như xem thông báo, trả lời tin nhắn, comment và like. Điểm sáng tạo của giao diện là ảnh từ dòng thời gian mới của bạn bè sẽ được cập nhật làm hình nền. Facebook Home cũng giới thiệu Chat Heads - chat với bạn bè ngay cả khi đang sử dụng các ứng dụng khác.
Kế hoạch trở thành màn hình chính cho điện thoại của Facebook Home đã thất bại. Trong vòng chưa đầy một tháng phát hành, kế hoạch đăng ký hai năm giảm từ 99 USD xuống còn 0,99 USD. Trang chủ của dự án Facebook Home đã phải đóng cửa trong âm thầm.
4. HTC First – bắt đầu hay kết thúc
Như đã nói ở trên, HTC đã bắt tay với Facebook để giới thiệu HTC First, chiếc smartphone Android giá rẻ khiến người tiêu dùng thất vọng khi chỉ đơn giản là sử dụng giao diện “Home” của Facebook, chất lượng camera tương đối kém. Chiếc smartphone này cũng nhanh chóng bị ngừng sản xuất.
5. Màn hình cong và công nghệ tự phục hồi của LG G Flex
Dòng LG G Flex giáng hai đòn thất bại xuống LG. Màn hình cong của LG G Flex và các tính năng độc đáo được cung cấp trên LG G Flex 2. Giống như tỷ lệ màn hình 18: 9 nhỏ gọn hơn và dễ dàng sử dụng với một tay. Có thể cho rằng, việc thực hiện ngày hôm nay là thanh lịch hơn. Màn hình cong của Flex cũng cho phép điện thoại trượt dễ dàng hơn vào túi sau.
Màn hình cong ngày nay được mở rộng với nhiều thiết bị khác như TV. Ở kích thước của tivi, việc uốn cong màn hình làm cho bạn cảm thấy vô cùng mãn nhãn. Tuy nhiên, với 5,5 inch, Flex sẽ không mang lại cho bạn cảm giác tương tự.
Cũng trên dòng Flex, LG đã thử nghiệm công nghệ “tự phục hồi” với một lớp phim đặc biệt ở mặt sau điện thoại đã được thiết kế để tự chữa lành những vết xước nhẹ chỉ trong vài phút. Tuy nhiên công nghệ này chỉ hiệu quả với những vết trầy xước nhỏ ,với những vết xước sâu, gần như tính năng tự phục hồi là vô dụng. Ngay sau ra được thế hệ hai, dòng điện thoại màn hình cong của LG cũng biến mất khỏi thị trường. Những ý tưởng đổi mới sáng tạo của LG thực sự ấn tượng mở ra hướng đi mới cho nền công nghiệp di động dù phải “chết yểu”.
6. Google Glass – chết từ trong trứng nước
Cuối cùng, chúng ta đến với thất bại cuối cùng trong lịch sử công nghệ. Mặc dù gọi đây là một "thất bại" có thể là quá sớm vì lúc đó, nó cũng chưa chính thức được phát hành. Google Glass chứa quá nhiều nhược điểm có thể kể đến như: thiết kế thô, màn hình nhỏ, dung lượng pin thấp. Tuy nhiên nhược điểm khiến fan cuồng Google cũng không thể mê nổi công nghệ này khi nó đe dọa quyền riêng tư của con người. Những người dùng thử công nghệ này thậm chí còn bị gắn mác “glassholes” – người sử dụng công nghệ kém văn hóa.
May mắn là Google đã rút ra kinh nghiệm từ sự thất bại này. Thế hệ kế tiếp của Google Glass dành cho doanh nghiệp đang trong quá trình thử nghiệm. Hy vọng rằng thí nghiệm này sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.
Bài học
Những thất bại về kỹ thuật không phải hoàn toàn vô dụng, thường thì chúng ta đều học được điều gì từ những thất bại. "Miễn là bạn biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm, đó không còn gọi là sai lầm nữa mà là thử nghiệm”. Các nhà sản xuất thiết bị gốc OEMs nên thử nghiệm nhiều hơn với những ý tưởng mang lại lợi ích cho người dùng.