Trong số tài liệu lưu trữ có các biên bản hỏi cung vị tổng tư lệnh cuối cùng của Đạo quân Quan Đông Otozo Yamada – lực lượng tinh nhuệ nhất của lục quân Nhật Bản. Thời gian hỏi cung diễn ra từ năm 1945 đến tháng 12/1949. Đây là phiên tòa xét xử 12 cựu quân nhân của Đạo quân Quan Đông bị kết tội chế tạo và sử dụng vũ khí sinh học. Phiên tòa diễn ra ở Khabarovsk từ 25 đến 30/12/1949.
Tướng Otozo Yamada làm tổng tư lệnh Đạo quân Quan Đông từ năm 1944. Tòa án binh của Quân khu Primorsky quyết định: tướng Otozo Ymada đã trực tiếp chỉ huy các đơn vị đặc nhiệm thuộc quyền, số 731 và 100, tiến hành những hoạt động tội lỗi: chế tạo vũ khí và chuẩn bị tiến hành chiến tranh sinh học. Yamada bị kết án 25 năm tù. Năm 1956, Yamada được ân xá và trở về Nhật Bản.
Tướng Otozo Yamada khai gì vể bom vi khuẩn?
Tại tòa, Yamada đã được đọc lời khai của nhân chứng Matsumura: “Mùa thu 1944, chính Yamada đã báo cáo cựu tổng tư lệnh về việc sử dụng bom vi khuẩn Ishii”.
Yamada thú nhận: “Tôi không phản đối lời khai của nhân chứng Matsumura, chính tôi là người đã phê duyệt bản báo cáo này”.
Shiro Ishii là nhà vi trùng học, bác sĩ quân y và là người lãnh đạo đơn vị đặc nhiệm 731 của Lục quân Nhật bản. Shiro Ishii là tác giả của bom vi khuẩn – quả bom được mang tên của người đã chế tạo ra nó, bom Ishii.
Bom Ishii là loại vũ khí sinh học mạnh nhất thời điểm đó. Điểm đặc biệt của bom Ishii là một cái hộp kín, bên trong chứa đầy bọ chét nhiễm dịch hạch. Theo tính toán của Shiro Ishii, để đảm bảo mức độ lây nhiễm tối đa, quả bom sinh học sẽ cho phát nổ ở độ cao 50 đến 100 m so với mặt đất.
Khi chuẩn bị chiến tranh với Liên Xô và các nước khác, chính quyền Nhật Bản đặt rất nhiều hy vọng vào việc sử dụng vũ khí sinh học, thậm chí còn xác định rằng: vũ khí sinh học là công cụ giữ vai trò quan trọng, thậm chí là quyết định trong cuộc chiến.
Các đơn vị đặc nhiệm 731 và 100 của Đạo quân Quan Đông đã phát triển vũ khí sinh học. Họ đã tiến hành thử nghiệm trên người đang sống. Cho người lây nhiễm không chỉ vi khuẩn dịch hạch, mà còn vi khuẩn bệnh than, bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh hoại tử khí, sau đó theo dõi quá trình lây nhiễm trong nội tạng con người diễn ra như thế nào. Đa số những người bị lây nhiễm đã chết trong đau đớn. Số người chưa chết, sẽ được cho đi thử nghiệm tiếp.
Năm 1945, Ishii được miễn truy tố tội ác chiến tranh do Mỹ đứng ra bảo trợ. Về sau, nhà vi trùng học Shiro Ishii vừa làm việc ở Nhật, vừa làm việc cho cả Hoa Kỳ. Nhà sản xuất bom sinh học Ishii qua đời năm 1959, ở tuổi 57 tại quê nhà vì ung thư thanh quản.
Yamada cho rằng việc thử nghiệm vũ khí sinh học trên cơ thể người không phải là tội ác, vì luật pháp quốc tế không nghiêm cấm hoạt động này.
Cựu tổng tư lệnh Otozo Yamada đã thú tội như thế nào?
Qua những tư liệu được Cục An ninh Liên Bang Nga giải mã, có thể thấy rằng, ban đầu Yamada còn tỏ thái độ loanh quanh chối tội. Khi các tù nhân của Nhật Bản đưa ra những bằng chứng, tới tháng 2/1947 Yamada mới thú nhận rằng: ông ta trực tiếp chỉ huy đơn vị đặc nhiệm 731, do nhà vi trùng học Shiro Ishii lãnh đạo, rằng Shiro Ishii đã trực tiếp báo cáo cho anh ta về mọi hoạt động của 731.
Phải mất 2 năm sau, khi các điều tra viên đã thu thập đầy đủ những bằng chứng không thể chối cãi về việc Nhật bản phát triển vũ khí sinh học và sử dụng vũ khí đó trong cuộc chiến Xô-Nhật thì Yamada mới thú nhận tội lỗi của mình, đó là năm 1949.
Otozo Yamada nói: “Tướng Yoshijiro Umezu – người tiền nhiệm của Yamada – đã phê chuẩn các cuộc thử nghiệm vũ khí sinh học, Nhật bản sẽ sử dụng vũ khí sinh học, không chỉ trong các cuộc chiến tổng lực với Liên Xô, mà cả trong các hoạt động phá hoại. Đơn vị đặc nhiệm 731 sẽ sử dụng máy bay để thử nghiệm vũ khí sinh học do chính đơn vị này chế tạo. Tháng 9/1945, khi Liên Xô quyết định tham chiến với Nhật, Yamada quyết định sơ tán đơn vị 731 về Bắc Tiều tiên để xóa hết dấu vết chứng minh hoạt động tội lỗi của mình”.
Otozo Yamada thú nhận: “Để tránh không cho Hồng quân Liên Xô thu được những tài liệu mật về việc Nhật Bản đã chế tạo vũ khí sinh học để tấn công Liên Xô, Yamada đã ra lệnh phá hủy tòa nhà bí mật cùng toàn bộ thiết bị, máy móc và tài liệu, tiến hành sơ tán đơn vị 731 về Bắc Triều Tiên, đồng thời, quyết không để quân đội Mỹ bắt giữ đơn vị 731”.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu