Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi. Ảnh: NY Times |
“Những tuyên bố của Tổng thống Trump có lợi cho các công ty Mỹ nhiều hơn. Huawei sẵn sàng tiếp tục mua các sản phẩm từ những công ty Mỹ”, ông Nhậm Chính Phi cho biết trong một tuyên bố được tờ Financial Times đưa tin.
“Tuy nhiên, chúng tôi không thấy nó [việc nới lỏng lệnh cấm] tác động nhiều đến những gì mà chúng tôi đang làm. Huawei sẽ tiếp tục tập trung làm đúng công việc của mình”, ông Nhậm nói thêm.
Giữa tháng 5/2019, Huawei đã bị Hoa Kỳ cho vào danh sách đen thương mại hạn chế xuất khẩu, theo đó, cấm các công ty Mỹ làm ăn với Huawei. Washington cũng “cấm cửa” Huawei khỏi thị trường 5G của quốc gia này.
Sau cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào thứ Bảy tuần trước, Tổng thống Trump cho biết các công ty Mỹ có thể tiếp tục bán thiết bị cho Huawei miễn là các sản phẩm này không đe dọa nền an ninh quốc gia của Mỹ. Ông Trump cũng nói rằng có thể cân nhắc việc loại bỏ Huawei khỏi danh sách đen thương mại của Hoa Kỳ.
Theo ông Nhậm Chính Phi, việc nới lỏng lệnh cấm có lợi cho các công ty Mỹ nhiều hơn là Huawei. Ảnh: SCMP
|
Một phát ngôn viên của Nhà Trắng cho biết vào Chủ nhật tuần trước rằng “Quyết định của Tổng thống Trump chỉ áp dụng cho các thiết bị có sẵn và được sử dụng rộng rãi trên thị trường toàn cầu”. Điều đó có nghĩa là Huawei sẽ không thể mua những thiết bị “nhạy cảm” bị cho là có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ.
“Mỹ có thể sẽ cấp một số giấy phép thương mại bổ sung cho một số thiết bị có sẵn mà công ty cần”, ông Larry Kudlow, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia nói trên Fox News vào hôm Chủ Nhật.
“Mỹ đang giúp chúng tôi rất nhiều khi đưa ra những khó khăn này. Trước áp lực từ bên ngoài, chúng tôi đang trở nên gắn kết hơn bao giờ hết. Nếu không được phép sử dụng linh kiện từ Mỹ, chúng tôi tự tin vào khả năng sử dụng linh kiện sản xuất ở Trung Quốc và các quốc gia khác”, tờ Financial Times trích dẫn lời của ông Nhậm Chính Phi vào hôm Chủ nhật (30/6).
Huawei đã tăng cường, đẩy mạnh kinh doanh tại thị trường “sân nhà” bao gồm thiết bị mạng viễn thông, điện thoại thông minh, máy tính xách tay, hệ thống giám sát và dịch vụ điện toán đám mây. Đây là một động thái nhằm bù đắp lại những tổn thất tại thị trường nước ngoài do lệnh cấm của Mỹ.
Nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới cho biết công ty đã vận chuyển 100 triệu chiếc điện thoại di động dưới thương hiệu Huawei và Honor ở cả trong và ngoài nước tính đến ngày 30/5. Đây là những cột mốc quan trọng bởi cho đến tận tháng 7/2018 và tháng 9/2017, công ty cũng đã không vượt qua được con số 100 triệu chiếc này. Huawei cho biết các lô hàng đã được thực hiện trước khi lệnh cấm vận của Mỹ có hiệu lực.
Giám đốc điều hành Huawei cho biết đã lên kế hoạch giảm từ 40 đến 60 triệu lô hàng điện thoại thông minh trên thị trường quốc tế trong năm nay do tác động của lệnh cấm vận.
Ông Nhậm cho biết việc kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei ở các thị trường ngoài Trung Quốc đang phục hồi nhanh chóng ngay cả khi điện thoại của công ty có thể mất quyền truy cập vào các dịch vụ của Google.
Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đã công bố giành được 50 hợp đồng mạng 5G thương mại đứng top 1. Tiếp theo là Nokia của Phần Lan với 43 hợp đồng và Ericsson của Thụy Điển với 22 hợp đồng. ZTE, đồng hương cũng là đối thủ cạnh tranh của Huawei cho công ty cũng có được 25 hợp đồng mạng 5G trong năm nay.
Theo SCMP